Cách Bảo Vệ Tài Nguyên Nước

Cách Bảo Vệ Tài Nguyên Nước

Quá trình thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Nhận thức về vị trí, vai trò của biển đảo đối với phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng cao; chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững; hệ thống kết cấu hạ tầng vùng biển, ven biển, đảo đã được quan tâm đầu tư xây dựng...

Quá trình thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Nhận thức về vị trí, vai trò của biển đảo đối với phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng cao; chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững; hệ thống kết cấu hạ tầng vùng biển, ven biển, đảo đã được quan tâm đầu tư xây dựng...

Phân biệt thuế tài nguyên và thuế bảo vệ môi trường

– Thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên sau khi được truy thu vào ngân sách nhà nước sẽ được sử dụng với mục đích bảo vệ, phục hồi và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia.

– Thuế bảo vệ môi trường: dùng để bù đắp cho các hoạt động chi tiêu xã hội, góp phần bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, đảm bảo môi trường sống thân thiện và an toàn cho công dân.

– Các mặt hàng, lĩnh vực chịu Thuế tài nguyên: Chi tiết tại mục 2 của bài viết.

– Các mặt hàng, lĩnh vực chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm:

Nhóm 1: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: Xăng, trừ etanol; Nhiên liệu bay; Dầu diezel; Dầu hỏa; Dầu mazut; Dầu nhờn; Mỡ nhờn.

Nhóm 2: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến Than đá (Than nâu; Than an-tra-xít; Than mỡ; Than đá khác)

Nhóm 3: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (Dung dịch HCFC)

Nhóm 4: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến túi ni lông thuộc diện chịu thuế.

Nhóm 5: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến thuốc diệt cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.

– Thuế tài nguyên thu trên sản lượng và giá trị thương phẩm của tài nguyên khai thác mà không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên. Được cấu thành trong giá bán tài nguyên mà người tiêu dùng tài nguyên hoặc sản phẩm được tạo ra từ tài nguyên thiên nhiên phải trả tiền thuế tài nguyên.

– Thuế bảo vệ môi trường chỉ điều tiết một lần vào khâu đầu tiên hình thành nên hàng hóa chịu thuế trên thị trường nội địa.

– Đối với thuế tài nguyên: Đối tượng nộp thuế được nêu rõ tại mục 3 của bài viết.

– Đối với thuế bảo vệ môi trường: các tổ chức, cá nhân có hành vi nhập khẩu hoặc sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường.

Căn cứ theo hệ thống pháp luật Việt Nam thì mỗi doanh nghiệp sẽ phải có trách nhiệm đóng nộp đầy đủ rất nhiều loại thuế. Bởi vậy công việc của một kế toán Thuế trong doanh nghiệp rất phức tạp và quan trọng. Việc áp dụng phương pháp tính toán và xử lý thủ công sẽ tồn động nhiều sai phạm gây ra những tổn thất nghiêm trọng về tài chính và thời gian. Hiện nay hầu hết doanh nghiệp đều lựa chọn giải pháp ứng dụng một phần mềm kế toán phù hợp để hỗ trợ cho công việc Kế toán thuế đạt hiệu quả tốt nhất.

Nhằm tăng cường công tác quản lý và hoạt động khai thác khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật, huyện Đức Trọng đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Qua đó, hoạt động khai thác khoáng sản từng bước đi vào nền nếp, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Ông Phan Anh Tuấn - Trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Đức Trọng cho biết, Đức Trọng là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, địa bàn rộng, tập trung nhiều mỏ khoáng sản, nhiều doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản. Do đó, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản cũng như vấn đề môi trường trên địa bàn tương đối phức tạp.

Để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, trong thời gian qua, huyện Đức Trọng đã đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền Luật Khoáng sản, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến các doanh nghiệp và quần chúng Nhân dân trên địa bàn. Hàng năm, huyện tổ chức các lớp tập huấn về công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn cho cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị khai thác khoáng sản chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản; chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Riêng trong năm 2022, Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Đức Trọng đã tiếp nhận, giải quyết khoảng 50 đơn xin san gạt, cải tạo mặt bằng của các cá nhân trên địa bàn. Đồng thời, tham mưu UBND huyện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với 2 trường hợp với tổng số tiền 120 triệu đồng và tịch thu tang vật, phương tiện. Bên cạnh đó, các đơn vị, ngành chức năng của huyện Đức Trọng cũng đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra các nội dung, thông tin phản ánh qua đường dây nóng trong lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn như: Tiến hành thanh tra toàn diện đối với Công ty TNHH Phượng Đỏ tại xã Đà Loan; thực hiện báo cáo kiểm tra một số nội dung liên quan đến việc khai thác khoáng sản của Công ty TNHH Nhà máy gạch ngói Lâm Viên; thực hiện kiểm tra và báo cáo về phản ánh của báo chí đối với xã Đà Loan; thực hiện kế hoạch kiểm tra việc lắp đặt trạm cân, camera giám sát trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn; đề nghị UBND các xã Tà Năng, Đà Loan, Phú Hội, Ninh Gia, Ninh Loan, N’Thol Hạ, Tân Thành, Bình Thạnh kiểm tra, xử lý một số khu vực có diễn ra hoạt động san gạt, cải tạo mặt bằng, đào múc đất trái phép.

Bên cạnh đó, đơn vị đã bố trí lực lượng thực hiện nghiêm túc lịch trực kiểm tra tình trạng san gạt, cải tạo mặt bằng, khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn xã Đà Loan và xã Đa Quyn theo các Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 13/01/2022 và Quyết định số 1917/QĐUBND ngày 12/10/2021 của UBND huyện Đức Trọng. Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra khu vực khai thác đất phục vụ thi công công trình cầu Bà Trung tại xã Tà Năng; kiểm tra khai thác khoáng sản trái phép tại thôn Kim Phát, xã Bình Thạnh (theo thông tin phản ánh của báo chí - vị trí giáp ranh Lâm Hà); thẩm định phương án xử lý sự cố sạt lở đất thôn Châu Phú, xã Ninh Loan. Bên cạnh đó, thực hiện kiểm tra, giám sát, báo cáo tình hình san gạt, cải tạo mặt bằng trái phép trên địa bàn 15 xã, thị trấn Liên Nghĩa, đặc biệt, tại các khu vực ở xã Đà Loan, Ninh Gia, Đa Quyn, Phú Hội, Hiệp An, N’Thol Hạ, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp; dọc tuyến Quốc lộ 20, Quốc lộ 28B, đường tránh Quốc lộ 27…

Theo ông Phan Anh Tuấn, để tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, trong thời gian tới, huyện Đức Trọng sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết chính sách, pháp luật về khoáng sản cho các doanh nghiệp và người dân; vận động Nhân dân tích cực đấu tranh, tố giác các hoạt động khai thác, vận chuyển và tiêu thụ khoáng sản trái phép. Các phòng, ban, ngành cấp huyện, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác phối hợp trong công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện có hiệu quả phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo địa giới hành chính; phát hiện, xử lý, ngăn chặn kịp thời hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay khi mới xảy ra. Thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra xuống cơ sở để kiểm tra hoạt động khai thác...

Gạo ST25 được bán ở cửa hàng Bách Hóa Xanh, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chính phủ không làm thay doanh nghiệp. Chính phủ sẽ rất khó đăng ký bảo hộ bản quyền thay cho doanh nghiệp vì nguồn lực có hạn nên chỉ cảnh báo tầm quan trọng của bảo vệ thương hiệu.

Trong khi ông Hồ Quang Cua không đủ lực để đăng ký, vậy các cấp chính quyền cần làm gì, có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ra sao để đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25 cũng như một số mặt hàng nông sản khác ở nước ngoài?

Trao đổi xoay quanh vấn đề trên, ông Vũ Bá Phú - cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) - cho rằng việc thương hiệu gạo ST25 bị đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại thị trường nước ngoài không phải là câu chuyện mới mà rất phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế. Ông nói:

- Khi sản phẩm, thương hiệu của một doanh nghiệp có chất lượng và nổi tiếng trên thị trường quốc tế, sản phẩm có giá trị đều có nguy cơ bị xâm hại trên thị trường. Vì vậy, với sản phẩm tốt phải luôn có ý thức bảo hộ thương hiệu trên thị trường, đặc biệt là ở nước ngoài.

* Với vai trò là cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại, phát triển và bảo vệ thương hiệu, ông đã làm gì để giúp thương hiệu gạo ST25?

- Ngày 22-4, tôi đã trực tiếp liên hệ với anh Cua, giới thiệu một số chuyên gia có hiểu biết, năng lực về việc này để có thể giúp anh khẩn trương hoàn thành hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu gạo ST25 với cơ quan Mỹ. Hi vọng anh Cua sẽ chủ động, sớm phối hợp cùng các luật sư, chuyên gia để làm hồ sơ, cung cấp bằng chứng chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp của gạo ST25 để được cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ cho sản phẩm này.

* Hiện nay gạo ST25 bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký quyền bảo hộ thương hiệu ở Mỹ thế nào, chúng ta đã bị mất thương hiệu chưa?

- Chúng tôi đã tìm hiểu qua các kênh và thấy rằng hiện có 5 hồ sơ đăng ký thương hiệu gạo ST25 (do 4 doanh nghiệp đăng ký) với Văn phòng sáng chế và thương hiệu Mỹ (USPTO). Các hồ sơ này đang trong trạng thái duyệt, đang kiểm tra, nên chúng ta chưa bị mất thương hiệu gạo ST25.

Tuy vậy, nếu không làm gì, làm không kịp thời thì có thể thương hiệu gạo ST25 sẽ bị mất. Do đó chúng tôi rất mong doanh nghiệp chủ động thuê luật sư, chuyên gia chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ kỹ lưỡng, chứng minh sản phẩm này là của anh Hồ Quang Cua, có nhà phân phối thương hiệu gạo riêng theo đúng quy định hiện hành.

* Khả năng giành lại quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu gạo ST25 ở thị trường Mỹ thế nào, thưa ông?

- Những bài học trước đây đã thấy rõ, như với cà phê Trung Nguyên là doanh nghiệp nên họ đã tự bỏ tiền ra đi đòi thương hiệu. Với nước mắm Phú Quốc là chỉ dẫn địa lý, sở hữu tập thể nên để đòi lại được cũng cần có sự hỗ trợ và vào cuộc của các cơ quan chức năng như đại sứ quán, thương vụ hay Bộ Công thương...

Tương tự với gạo ST25, nếu muốn được Mỹ chứng nhận đây là gạo của anh Hồ Quang Cua và từ chối cấp cho những doanh nghiệp khác thì cần phải có đầy đủ bằng chứng, chứng minh gạo đó là do anh Cua nghiên cứu giống lúa, phát triển, sản xuất, phân phối và thực tế đã đem đi thi ở Philippines được giải nhất. Rõ ràng có tốn kém tiền bạc, nhưng sẽ đỡ hơn là khi thương hiệu bị mất quyền sở hữu thì việc đòi lại còn tốn kém hơn.

Giống lúa ST được cấy tại cánh đồng của ông Hồ Quang Cua ở Sóc Trăng - Ảnh: CHÍ QUỐC

* Lãnh đạo Chính phủ đã đề nghị các bộ ngành phải quan tâm phát triển thương hiệu gạo Việt Nam, khi mà "cha đẻ" của ST25 là nhà khoa học, không có nhiều kinh nghiệm, nguồn lực đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài. Vậy Cục Xúc tiến thương mại đã làm những gì để hỗ trợ?

- Chính sách hỗ trợ về bảo hộ sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và công nghệ. Bộ Công thương có chức năng hỗ trợ quảng bá và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, chương trình Thương hiệu quốc gia, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia chỉ có thể hỗ trợ quảng bá các ngành hàng nói chung, chứ không hỗ trợ quảng bá riêng cho một vài nhãn hiệu, doanh nghiệp nào. Đây là tài sản của doanh nghiệp thì họ cần phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản của mình.

* Tại sao Bộ Công thương không sử dụng kinh phí của chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu?

- Theo quy định pháp luật hiện hành chưa có quy định Bộ Công thương hay bộ ngành nào bỏ tiền ra để đăng ký bảo hộ sở hữu cho doanh nghiệp cụ thể. Với các chương trình thương hiệu quốc gia hay xúc tiến thương mại quốc gia cũng không cho phép dùng tiền ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp đi đăng ký thương hiệu.

* Vậy chúng ta có cần thay đổi chính sách để có thể hỗ trợ những "hạt giống" như ST25 nhằm phát triển thương hiệu?

- Chúng tôi cũng tính đến việc này. Bộ Công thương sẽ kiến nghị Chính phủ thời gian tới xem xét, thí điểm giao Bộ Công thương phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ, hiệp hội ngành hàng, chọn ra các sản phẩm xuất khẩu thương hiệu tốt để hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ trên các thị trường xuất khẩu trọng điểm phù hợp các quy định của WTO.

Gạo ST25 được đóng gói, phân phối tại thị trường TP Cần Thơ - Ảnh: C.Q.

* Theo ông, bài học nào cho doanh nghiệp trong bảo vệ và phát triển thương hiệu nhìn từ câu chuyện thương hiệu gạo ST25 hiện nay?

- Từ trường hợp thương hiệu gạo ST25 tiếp tục là hồi chuông cảnh báo cho tất cả các doanh nghiệp khi đã có định hướng xuất khẩu phải xây dựng chiến lược cho mình. Trong đó có việc xây dựng phát triển thị trường gắn với bảo vệ và bảo hộ, đăng ký sở hữu trí tuệ cho thương hiệu, sản phẩm xuất khẩu, nhãn hiệu thương mại là ưu tiên hàng đầu. Doanh nghiệp cần dành chiến lược và nguồn lực một cách tương xứng và việc này phải hoàn toàn do doanh nghiệp chủ động.

Với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhà nghiên cứu, sáng chế cá nhân thì cần chủ động liên kết doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính để hỗ trợ sản xuất, phân phối sản phẩm, gắn với bảo vệ thương hiệu sản phẩm trên thị trường, tránh nguy cơ bị xâm phạm và đánh cắp thương hiệu.

Tôi đã nhận được thông tin chính thức là có 4 doanh nghiệp tại Mỹ đăng ký thương hiệu gạo ST25. Thời gian qua tôi bận nghiên cứu, không còn thời gian rảnh. Mặc dù không có kinh doanh xuất khẩu, nhưng tôi đang tìm hiểu, tìm cách để đăng ký bản quyền cho sản phẩm của mình.

Bộ NN&PTNT hỗ trợ ông Hồ Quang Cua tối đa

Ngày 22-4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan đã họp khẩn với một số đơn vị liên quan sau khi có thông tin về việc "gạo ST25 có nguy cơ mất thương hiệu". Được biết, quan điểm của Bộ NN&PTNT sẽ hỗ trợ tối đa cho ông Hồ Quang Cua, doanh nghiệp để bảo vệ thương hiệu gạo ST25. Dự kiến Bộ NN&PTNT cũng sẽ vào làm việc trực tiếp với ông Cua để giải quyết vụ việc.

Một đại diện Bộ NN&PTNT cho biết sẽ phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ (cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ sở hữu trí tuệ) để thúc đẩy việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với gạo ST25 và tư vấn cho doanh nghiệp làm bài bản hơn trong thời gian tới.

Bộ NN&PTNT cũng đang theo dõi, nắm bắt thông tin kịp thời ở thị trường Hoa Kỳ và phối hợp cùng với cơ quan tham tán Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (Bộ Công thương) để có tác động kịp thời với các cơ quan đại diện ở Hoa Kỳ về vụ việc liên quan.

Nhiều doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu "ST25" ở Mỹ

Theo thông tin từ trang chủ của USPTO, hiện nay đang có 4 doanh nghiệp đăng ký bản quyền thương hiệu gạo ST25 tại Mỹ.

Cụ thể, hai công ty I&T Enterprise và TTM International đều đăng ký thương hiệu là "ST25", nộp đơn lần lượt vào ngày 18-6-2020 và 10-8-2020. Công ty Ngon Fish Sauce nộp đơn đăng ký thương hiệu "The World’s Best Rice Gao thom ST25 Dac san Soc Trang - Gạo tốt nhất thế giới Gạo thơm ST25 Đặc sản Sóc Trăng" từ ngày 22-10-2020.

Trong khi đó, Hãng Transworld Food đăng ký hai thương hiệu là "Vietnam’s ST25 Rice, Dac san Soc Trang - Gạo ST25 của Việt Nam, Đặc sản Sóc Trăng" từ ngày 1-9-2020, cùng "No.1 Vietnam’s ST25 Rice The World’s Best Rice - Gạo ST25 số 1 Việt Nam Gạo hàng đầu thế giới" từ ngày 31-7-2020.

Hiện tại chưa đăng ký nào của cả 4 công ty trên được phê duyệt độc quyền thương hiệu đối với gạo ST25. Tuy nhiên, trừ trường hợp Công ty TTM International, tất cả đơn của 3 công ty còn lại đều đã được USPTO nhận và giao cho bộ phận liên quan thẩm định. Bên cạnh đó phần thông tin giấy phép của Công ty I&T Enterprise đã có ngày công bố dự kiến là 4-5-2021, tức chưa đầy một tháng nữa có thể đơn của doanh nghiệp này sẽ được xem xét, phê duyệt.

Theo quy định của USPTO, quy trình đăng ký bảo vệ thương hiệu sẽ gồm 5 mục, trong đó có điều kiện tên sản phẩm đó đang được sử dụng trong thương mại. USPTO sẽ xét duyệt đơn đăng ký do doanh nghiệp nộp lên. Nếu không phát hiện vấn đề, USPTO sẽ nhanh chóng thông qua đơn đăng ký và công bố thương hiệu được bảo vệ trong vòng 7 tháng.

Trong vòng 30 ngày kể từ khi thương hiệu được công bố, USPTO sẽ nhận khiếu nại và giải quyết tranh chấp. Nếu không có khiếu nại, việc đăng ký thương hiệu sẽ hoàn tất, doanh nghiệp tiếp tục nghĩa vụ đóng phí và thực hiện thủ tục duy trì đăng ký bảo vệ thương hiệu theo quy định.