Chi phí đi lao động thời vụ Hàn Quốc 2024 là bao nhiêu? Khi chuẩn bị đi lao động thời vụ tại Hàn Quốc, một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của người lao động là chi phí cần thiết để tham gia chương trình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về chi phí đi lao động thời vụ Hàn Quốc và các vấn đề liên quan, giúp bạn có cái nhìn rõ ràng và chuẩn bị tài chính tốt nhất cho hành trình của mình.
Chi phí đi lao động thời vụ Hàn Quốc 2024 là bao nhiêu? Khi chuẩn bị đi lao động thời vụ tại Hàn Quốc, một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của người lao động là chi phí cần thiết để tham gia chương trình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về chi phí đi lao động thời vụ Hàn Quốc và các vấn đề liên quan, giúp bạn có cái nhìn rõ ràng và chuẩn bị tài chính tốt nhất cho hành trình của mình.
Chi phí đi lao động thời vụ Hàn Quốc dao động từ 20 đến 30 triệu đồng, tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng địa phương.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã yêu cầu các địa phương minh bạch và công khai các khoản chi phí đi lao động thời vụ Hàn Quốc mà người lao động phải chi trả hoặc được hỗ trợ khi tham gia chương trình. Điều này nhằm ngăn chặn việc các tổ chức hoặc cá nhân lợi dụng, lừa đảo, yêu cầu số tiền lớn với lời hứa giúp đỡ đi làm việc tại Hàn Quốc, mặc dù thực tế không phải vậy.
Xem thêm: Đăng ký đi hợp tác lao động Hàn Quốc hợp pháp, uy tín ở đâu?
Để được tuyển chọn làm việc thời vụ tại Hàn Quốc, người lao động cần nằm trong độ tuổi từ 30 đến 55, có thời gian cư trú (tạm trú hoặc thường trú) tại địa phương từ 12 tháng trở lên và địa phương đó đã ký thỏa thuận hợp tác với Hàn Quốc. Ứng viên phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có tiền án và không bị cấm hoặc tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, sức khỏe là một yếu tố quan trọng, vì người lao động phải đủ sức khỏe để làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp và ngư nghiệp tại nước ngoài.
Hiện tại, đã có 14 tỉnh, thành phố ở Việt Nam ký kết thỏa thuận với các địa phương Hàn Quốc nhằm đưa lao động thời vụ sang làm việc. Các địa phương này bao gồm Lâm Đồng, Lai Châu, Hậu Giang, Hà Nam, Hà Giang, Quảng Bình, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Thái Bình, Thừa Thiên – Huế, Cà Mau, Tuyên Quang và Bạc Liêu. Thỏa thuận này mở ra cơ hội lớn cho người lao động tìm kiếm công việc ổn định và nâng cao thu nhập tại Hàn Quốc.
Xem thêm: Cách đi xuất khẩu Hàn Quốc 2024 đúng quy trình, chi phí thấp
Tóm lại, hiểu rõ chi phí đi lao động thời vụ Hàn Quốc là bước quan trọng giúp người lao động chuẩn bị tài chính một cách hiệu quả. Từ các khoản phí hành chính, phí dịch vụ đến các chi phí phát sinh khác, việc nắm vững thông tin sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có và tự tin hơn trong hành trình làm việc tại Hàn Quốc. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công và có trải nghiệm làm việc thật tốt tại xứ sở kim chi!
Ông NGUYỄN GIA LIÊM, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trả lời: Chương trình đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc được Chính phủ giao cho các địa phương thực hiện, trên cơ sở hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với các địa phương Hàn Quốc. NLĐ sẽ được làm việc trong thời hạn 3 tháng hoặc 5 tháng theo visa C-4 hoặc E-8, sau đó sẽ được gia hạn tùy vào chủ sử dụng lao động. Chi phí đi Hàn Quốc khoảng 20-30 triệu đồng, tùy từng địa phương. Thu nhập tối thiểu 40 triệu đồng/tháng, chưa kể tăng ca, làm ngoài giờ. Đến nay, các tỉnh, thành đã ký thỏa thuận đưa NLĐ sang Hàn Quốc làm thời vụ gồm: Lâm Đồng, Lai Châu, Hậu Giang, Hà Nam, Hà Giang, Quảng Bình, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế và Cà Mau.
Chi phí thấp, lương cao, điều kiện, tiêu chuẩn không quá khắt khe..., lao động thời vụ tại Hàn Quốc đang trở thành chương trình hấp dẫn lao động VN tại thời điểm này.
Trong tháng 7, Sở LĐ-TB-XH Hà Nam đã tổ chức đưa 29 lao động đi làm việc tại tỉnh Gyeongsangbuk (Hàn Quốc), đồng thời đón đoàn 37 lao động trở về sau 3 tháng làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại xứ sở kim chi. Đây là năm thứ 2 Hà Nam triển khai chương trình lao động thời vụ sang Hàn Quốc. Trong năm 2019, tỉnh này dự kiến tuyển chọn 100 lao động đưa sang Hàn Quốc, nhưng khi đăng tải thông tin thì có tới cả ngàn người từ các nơi gửi hồ sơ đăng ký tham gia chương trình.
Ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nam, cho hay: “Không chỉ thu hút lao động ở Hà Nam, rất nhiều người lao động (NLĐ) tại Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình... cũng quan tâm gọi điện xin được tham gia. Tuy nhiên, đây là chương trình ký kết giữa 2 địa phương và theo quy định của Bộ LĐ-TB-XH chỉ có lao động trong độ tuổi từ 30 - 55, sinh sống tại Hà Nam, có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú hợp pháp mới được tham gia chương trình này”.
Theo ông Nguyễn Quang Tuấn, tổng chi phí hành chính cho NLĐ đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc là 20 triệu đồng, nhưng sau 3 tháng làm các công việc như thu hoạch táo, ớt, củ cải..., trừ các chi phí, NLĐ "bỏ túi" hơn 100 triệu đồng.
“Nếu ở VN, để kiếm được 100 triệu trong 3 tháng là điều không tưởng. Nhiều lao động đi đợt tháng 4 vừa trở về quê rất phấn khởi và mong muốn tiếp tục quay lại Hàn Quốc vào các đợt tiếp theo. Chương trình mang ý nghĩa rất nhân văn, ngoài giúp nông dân có thêm thu nhập cao, còn giúp họ có điều kiện nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất để khi trở về quê hương sẽ áp dụng những kiến thức đã học được vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Chúng tôi đang kỳ vọng trong năm 2020 phía nước bạn sẽ tiếp nhận số lượng lao động lớn hơn”, ông Tuấn chia sẻ.
Trong tháng 6 và 7.2019, Trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Tháp đã tổ chức 2 đợt, với tổng số 104 lao động sang tỉnh Giangwon (Hàn Quốc) làm việc thời vụ. Bà Nguyễn Thị Minh Tuyết, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Tháp, cho biết: “Từ năm 2018, khi Đồng Tháp và tỉnh Giangwon thúc đẩy quan hệ hợp tác lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đến nay đã có 6 đợt xuất cảnh, với số lượng gần 300 lao động. Nhiều lao động có tay nghề, được chủ sử dụng gia hạn tiếp tục tham gia chương trình từ 2 - 3 lần. Hiệu quả chương trình mang lại giúp nhiều người có được việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Trước nhu cầu từ phía bạn, hiện nay, chúng tôi đã bắt đầu chuẩn bị nguồn cho năm 2020, với số lượng khoảng 300 người ”.
Với những điều kiện tuyển dụng không quá khắt khe như các chương trình xuất khẩu lao động khác, nên chương trình lao động thời vụ đang được rất nhiều lao động VN quan tâm. Lợi dụng điều này, thời gian gần đây, trên các trang web, mạng xã hội, nhiều đối tượng chào mời tuyển chọn, thu phí cao.
Đơn cử như thông báo tuyển lao động thời vụ Hàn Quốc trên Facebook của một văn phòng địa chỉ ở phố Nguyễn Khả Trạc (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) có nhu cầu tuyển 500 lao động nam và nữ sang Hàn Quốc làm lao động thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhân viên tuyển dụng công ty cho hay, NLĐ không cần học tiếng Hàn, chỉ cần nộp 6.000 USD (hơn 130 triệu đồng) trong đó 4.000 USD chi phí và 2.000 USD tiền chống trốn, sẽ được xuất cảnh sang Hàn Quốc. Sau 3 tháng làm việc sẽ về nước và được gia hạn chuyển đổi visa lao động với thời gian dài 2 năm 6 tháng.
Trước những thông tin tuyển dụng lừa đảo NLĐ có xu hướng gia tăng, mới đây, Bộ LĐ-TB-XH đã đưa ra cảnh báo về chương trình lao động thời vụ.
Bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), cho biết: “Chúng tôi nhận được nhiều đơn thư của NLĐ phản ánh các công ty, đơn vị tuyển dụng, thu phí của NLĐ tham gia chương trình này. Việc đưa NLĐ đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc thực hiện theo thỏa thuận ký giữa UBND cấp tỉnh của VN và chính quyền địa phương Hàn Quốc. Chỉ có địa phương, đơn vị sự nghiệp của tỉnh ký kết mới được triển khai, các công ty hay văn phòng tư vấn xuất khẩu lao động không được phép tham gia chương trình lao động thời vụ”.
Nói thêm về chế độ đối với người đi làm việc thời vụ, bà Trần Thị Vân Hà thông tin: “Lương cơ bản chưa bao gồm tiền làm thêm, NLĐ có thể nhận được khoảng 1.400 USD (trên 32 triệu đồng)/tháng. Ngoài ra, NLĐ được đài thọ tiền ăn, ở và ít nhất 1 chiều chi phí máy bay. NLĐ mất phí môi giới, các đơn vị sự nghiệp thực hiện được phép thu một khoản chi phí nhỏ để bù đắp chi phí hành chính theo quy định của địa phương”.
Mới có 4 tỉnh, thành tham gia chương trình
Theo bà Trần Thị Vân Hà, từ năm 2018, Chính phủ cho phép các địa phương thí điểm chương trình lao động thời vụ tại Hàn Quốc. Tính đến tháng 7.2019, có 4 tỉnh, TP đã ký kết và triển khai việc đưa NLĐ đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc, gồm: Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hà Nam và Thái Bình.
Ngoài ra, còn có 5 địa phương đang xúc tiến ký kết thỏa thuận trong thời gian tới là Đồng Nai, Hậu Giang, Bình Thuận, Hà Tĩnh và Kon Tum. Đây là chương trình trong lĩnh vực nông nghiệp, NLĐ không được làm công việc khác. Visa chương trình này là visa C4, chỉ có hạn 3 tháng và không thể chuyển đổi sang visa du lịch hay thương mại.
Chỉ với 630 USD tương đương khoảng 14 triệu tiền Việt, người lao động đã có thể đi xuất khẩu lao động theo diện EPS năm 2023
“Chi phí đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc là bao nhiêu?” Có lẽ là câu hỏi thắc mắc phổ biến nhất sau khi Hàn Quốc ký lại thỏa thuận với Việt Nam (ngày 17/05/2023) về việc tiếp nhận lao động theo chương trình EPS.
Để có cái nhìn tổng quan về chi phí đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, bạn cần biết rõ thông tin: Chi phí trước khi xuất cảnh (gồm phí cấp Visa; vé máy bay; tuyển chọn, xử lý hồ sơ và đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết khác): 630 USD (theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), nộp tại Trung tâm Lao động ngoài nước.
Người lao động khi xuất cảnh qua Hàn Quốc mang theo 450 USD trở lên (không quá 5000 USD) để hoàn thiện thủ tục bảo hiểm. Khoản tiền bảo hiểm thân thể, rủi ro sẽ được hoàn trả lại sau khi người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng hạn, không vi phạm bất kì điều luật trong hợp đồng.
Ngoài ra, người lao động phải ký quỹ tại ngân hàng chính sách xã hội nơi đăng ký hộ khẩu thường trú 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng); sau khi thanh lý hợp đồng làm việc tại Hàn Quốc và về Việt Nam, người lao động tất toán tài khoản ký quỹ.
Theo quy định luật tại Hàn Quốc, đối với người lao động sau khi trở về nước đúng theo hợp đồng quy định thì có thể tiếp tục làm thủ tục sang Hàn Quốc làm việc lần 2: Tổng chi phí trước khi xuất cảnh dao động trong khoảng 400 – 500 USD.
Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình tiếng Hàn xuất khẩu lao động 2023 vui lòng liên hệ: 0707074807 gặp thầy Tuấn.
Nguồn: http://saigonvina.edu.vn
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cảnh báo, thời gian vừa qua, có một số tổ chức, cá nhân lợi dụng chương trình lao động thời vụ theo visa E8 tại Hàn Quốc này để quảng cáo, ký hợp đồng, thu tiền không đúng quy định, hứa hẹn đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại nước này.
Cục Quản lý lao động ngoài nước đã đề nghị công an một số địa phương điều tra hành vi vi phạm pháp luật của một số tổ chức như công ty TNHH TM Dịch vụ tư vấn du lịch và du học quốc tế T&Q, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch L&R... Đây là những chủ thể đã tổ chức tuyển chọn và thu tiền của người lao động để cam kết đưa đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc (theo thị thực E8).
Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định, đây là chương trình hợp tác phi lợi nhuận giữa địa phương của Việt Nam và Hàn Quốc do cơ quan chức năng của địa phương tổ chức triển khai thực hiện, không có sự tham gia của bất kỳ doanh nghiệp nào. Để tham gia và tìm hiểu về chương trình, người lao động chỉ liên hệ với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương nơi cư trú và không đăng ký tham gia với bất kỳ tổ chức cá nhân môi giới.
Ngoài ra, người lao động cần thông tin thêm liên hệ Cục Quản lý lao động ngoài nước, số điện thoại 02438249517- số máy lẻ 512, 304.
Trước đó, Chính phủ đã có Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 27/4/2022 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm đưa người lao động Việt Nam đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước trong thời hạn 5 năm từ ngày 1/1/2022. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đã ban hành công văn hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.
Đến nay, đã có 12 địa phương triển khai chương trình này. Đó là: Đà Nẵng, Đồng Tháp, Thái Bình, Hà Nam, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Cà Mau, Quảng Bình, Hậu Giang, Hà Giang, Lai Châu và Tuyên Quang. Qua đó, các tỉnh, thành phố đã ký thỏa thuận với địa phương của Hàn Quốc để đưa lao động thời vụ đi làm việc tại thị trường này./.