Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương

Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương

Đan viện Thánh mẫu Châu Sơn là một đan viện dòng Xitô, tọa lạc tại xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình; cách Vườn quốc gia Cúc Phương 15km.

Đan viện Thánh mẫu Châu Sơn là một đan viện dòng Xitô, tọa lạc tại xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình; cách Vườn quốc gia Cúc Phương 15km.

Khuôn viên xanh mát, thanh bình của Đan viện

Khuôn viên của Đan viện là nơi trồng hàng trăm loại cây và hoa màu sắc tươi đẹp, được chăm sóc và tỉa một cách nghệ thuật. Trong hành trình tham quan, du khách sẽ bắt gặp các thiết kế đầy tinh tế, bao gồm các khu vườn, cây cỏ xanh tươi, các tượng điêu khắc tinh xảo và tượng của các Thánh...

Xung quanh Thánh đường là khoảng không gian khá rộng với Vườn Fatima - đây là một góc xanh tươi với các đồng cỏ mướt và một hồ nước trong veo. Vườn được trang trí với những hòn đá từ vùng Nam Bộ cùng với một bãi đá trứng nhân tạo.

Ngoài ra, khuôn viên còn có giếng đá có tên là Giếng Ong Jacob nằm sâu bên dưới mặt đất và một hang đá được gọi là Núi Sọ nằm phía sau Đan viện Thánh mẫu Châu Sơn. Tất cả những điều này đã tạo nên một không gian trầm lặng và tôn nghiêm tại Đan viện, giống như một nơi thiêng liêng thích hợp để thực hiện việc tu trì.

Khuôn viên bên ngoài của Đan viện (Nguồn ảnh: Internet)

Khám phá kiến trúc đậm chất châu Âu của Đan viện gần trăm năm tuổi

Tuổi đời của Đan viện Châu Sơn đã lên đến gần trăm năm tuổi, nơi đây còn được ví như là bông hoa giữa núi rừng Nho Quan, Ninh Bình. Một trong những điều đã thu hút du khách đến tham quan chính là nét kiến trúc cổ điển, đậm chất châu  u, cùng khám phá ngay phần tiếp theo đây nhé!

Lịch sử Đan viện Châu Sơn Ninh Bình

Đan viện Châu Sơn Ninh Bình là một đan viện của Dòng Xitô, là nơi các đan sĩ lui về tĩnh tâm, chiêm niệm. Đan viện này còn được gọi với những cái tên khác như Đan viện Châu Sơn, Nhà thờ Châu Sơn hay nhà thờ Gạch.

Thầy Thủy - Quản lý Vườn cầu nguyện Fatima tại Đan viện Châu Sơn đã chia sẻ rằng, nhà thờ được xây dựng từ khoảng năm 1939 đến 1945, với lối kiến trúc Gothic kiểu Pháp. Mái vòm của nhà thờ không được xây dựng bằng xi măng cốt thép, mà được tạo ra từ sự kết hợp giữa mật mía, bã mía và tre.

Tuy đã qua hơn 77 năm, nhưng những đặc điểm và chi tiết của nhà thờ đã được bảo tồn gần như nguyên vẹn, chỉ trừ mái ngói màu đỏ bên ngoài đã được tu sửa lại vào năm 2014. Nhà thờ Đan viện thánh mẫu Châu Sơn là một trong bốn nhà thờ được cung hiến tại Việt Nam vào năm 1945, cùng với Nhà thờ Đức Bà, Nhà thờ lớn Hà Nội và Nhà thờ Phú Nhai.

Tuổi đời của nơi này đã gần 100 năm tuổi (Nguồn ảnh: Internet)

Hướng dẫn tham quan Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn Ninh Bình

Đan viện Châu Sơn không phải là một địa điểm du lịch Ninh Bình thông thường, mà đây là địa điểm tôn giáo tôn nghiêm, một công trình công giáo lâu đời. Vậy nên, để có một chuyến tham quan và trải nghiệm thú vị nhưng vẫn tôn trọng tín ngưỡng, quy định nơi đây, bạn hãy tham khảo cùng VNPAY đi hết bài viết này và nắm rõ một vài thông tin quan trọng dưới đây nhé!

Kiến trúc của tòa nhà chính

Cha Placido Trương Minh Trạch là một tu sĩ trẻ chưa từng học qua một trường lớp kiến trúc nào, nhưng đã cùng những người trò của mình dựng lên Đan viện với mục đích chuyên về chiêm niệm. Chính vì lối kiến trúc giống như tòa lâu đài cổ kính nằm ẩn mình giữa khu rừng xanh, điều này đã làm cho nơi đây thêm phần huyền bí hơn.

Kiến trúc Gothic cổ điển (Nguồn ảnh: Internet)

Thánh đường có thiết kế theo phong cách Gothic với chiều dài 64 mét, chiều rộng 20 mét và chiều cao 21 mét. Địa điểm còn được xây dựng theo hướng từ Đông sang Tây, với mặt tiền hướng về phía Đông như một biểu tượng của sự quy hướng về Đức Kitô.

Ngắm nhìn Đan viện Châu Sơn huyền bí (Nguồn ảnh: Internet)

Giờ mở cửa của Đan viện Châu Sơn Ninh Bình

Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn được mở cửa cả ngày, bao gồm tất cả các ngày trong tuần. Tuy nhiên, đối với du khách tham quan, bạn nên đến địa điểm này vào khung giờ như sau:

Những khung giờ này đều là sau giờ lễ nguyện của các Cha tại Thánh đường.

Ngoài ra, vào mùa Chay (gồm 40 ngày trước Lễ Phục Sinh hàng năm) nơi đây không đón khách đến tham quan.

Du khách cân nhắc khung giờ tham quan (Nguồn ảnh: Internet)

Đan viện Châu Sơn Ninh Bình cách trung tâm thành phố gần 35km, bạn có thể di chuyển từ trung tâm đến địa điểm này bằng xe máy, xe buýt hoặc taxi.

Nhưng để thuận tiện cho hành trình khám phá, bạn có thể sử dụng dịch vụ “VNPAY Taxi" trên ví điện tử VNPAY hoặccác ứng dụng ngân hàng của mình. Dịch vụ này sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch trọn vẹn hơn, đặc biệt là trong những ngày nắng gắt hoặc có mưa.

Lựa chọn phương án di chuyển phù hợp

Tính năng VNPAY Taxi đã có mặt trên ví VNPAY và ứng dụng ngân hàng gồm

VCB Digibank, BIDV SmartBanking, VietinBank iPay Mobile, Agribank E-Mobile Banking, BAOVIET Smart, AB Ditizen, Eximbank EDigi, VietABank EzMobile, SaigonBank Smart Banking, IVB Mobile Banking, app HDBank,...

Các lưu ý khi tham quan tại Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn

Đây là nơi tu tập, cầu nguyện của các đan sĩ, vậy nên, du khách chỉ có thể tham quan sau thời gian lễ nguyện. Chính vì vậy, bạn nên theo dõi khung thời gian mở cửa để có một chuyến đi trọn vẹn hơn.

Du khách cần biết những lưu ý khi tham quan nơi đây (Nguồn ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, Đan viện Châu Sơn sẽ không mở cửa cho du khách tham quan vào khoảng đầu tháng 8, tháng 3, hoặc mùa Chay,... điều này có thể do liên quan đến các ngày lễ tôn giáo hoặc các sự kiện đặc biệt diễn ra tại Đan viện.

Cuối cùng, dưới đây là một số quy tắc cơ bản khi bạn ghé thăm nơi này để duy trì sự tôn trọng và giữ trật tự khi thăm quan nơi linh thiêng như Đan viện Châu Sơn.

Với những thông tin trên từ VNPAY cung cấp, hy vọng bạn đọc đã nắm được những thông tin cần thiết về Đan viện Châu Sơn. VNPAY Chúc bạn có một chuyến đi trọn vẹn và có những trải nghiệm thật đáng nhớ trong chuyến du lịch của mình.

Đầm Vân Long - Nơi hội tụ cảnh sắc hữu tình

Đến Phố cổ Hoa Lư - Đi thuyền, thả lồng đèn và checkin siêu đẹp

52. Đoạn văn trong sách Khải huyền, chương 20, nói Đức Kitô sẽ cai trị 1000 năm nghĩa là gì? Bạn sẽ rơi vào mơ hồ vô vọng với sách Khải huyền nếu bạn quên rằng đó là cuốn sách về các thị kiến và những biểu tượng kỳ bí, phức tạp. Trong lịch sử Kitô

Bước sang năm 2023, Anh Chị Em trong gia đình Đa Minh Việt Nam cử hành năm thánh mừng 250 năm Thánh Vinh Sơn Liêm đón nhận phúc tử đạo. Đây là dịp để các thành phần trong Gia đình Đa Minh nói chung, và anh em Thỉnh sinh Đa Minh nói riêng đào sâu căn tính và đoàn sủng Đa Minh qua từng sứ vụ và bậc sống cụ thể. Được gợi hứng từ gương sống của Thánh Vinh Sơn Liêm, bài viết khai triển gương “Trí- Trung – Dũng” của thánh nhân theo góc nhìn của một Thỉnh sinh đang chập chững bước theo Chúa trong ơn gọi tu trì.

Trí năng đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo tu sĩ. Đây cũng là yếu tố được Thánh Vinh Sơn Liêm lưu tâm khi Ngài còn tại thế.

Chữ “Trí” ở đây được hiểu là trí tuệ, óc khôn ngoan và sáng suốt, được thể hiện trong chọn lựa và phán đoán. Ngay từ khi còn trẻ, Thánh Vinh Sơn Liêm  dứt khoát với chọn lựa của mình. Năm 12 tuổi, cậu Liêm được Cha Espinosa nhận vào “Nhà Đức Chúa Trời” ở Lục Thủy, học Hán văn, Quốc ngữ, ta văn và nhất là giáo lý.[1] Như vậy, yếu tố đầu tiên thể hiện chữ “Trí” nơi Thánh Vinh Sơn Liêm thể hiện qua cách chọn lựa: ngài chọn phương tiện để thực hiện đức mến trọn lành, theo đuổi ơn Thiên Triệu và gia nhập Dòng Giảng Thuyết.

Bên cạnh một chọn lựa sáng suốt, Thánh Vinh Sơn Liêm còn không ngừng ý thức rèn luyện và chuyên cần học hỏi thánh khoa, điều này giúp ngài trở nên một người nhạy bén, thông tuệ, khúc chiết. Ngài miệt mài đối thoại với Thiên Chúa trong việc nghiên cứu thánh khoa và suy niệm về những chân lý thánh.

Sử sách chép lại tiểu sử Thánh Vinh Sơn Liêm: Qua sáu năm học tập, cậu đã tỏ ra là người thông minh đạo đức, nên được các cha dòng Đa Minh thời đó đang phụ trách giáo phận Đông Đàng Ngoài để ý. Cha chính Espinoza Huy đã chọn cậu vào số các thanh niên hưởng học bổng của Tây Ban Nha, gởi đi du học Manila (Phi Luật Tân) tại trường Juan de Letran.[2] Sau ba năm học Triết với kết quả xuất sắc, cậu Vinh Sơn Liêm quyết định gia nhập Dòng Đa Minh. Thầy tuyên khấn trọng thể năm 1754 và được thụ phong linh mục năm 1758.[3] Có thể thấy rằng, càng đi sâu vào con đường học vấn, Thánh Vinh Sơn Liêm càng đạt tới đức ái trọn hảo qua việc nhận biết Thiên Chúa và thánh ý của Ngài. Sau khi chịu chức linh mục, Cha Liêm đã xin bề trên trở lại quê hương để phục vụ và loan báo Tin Mừng cứu độ.

Việc mục vụ của Thánh Vinh Sơn Hòa Bình rất đa dạng: đào tạo chủng sinh, coi xứ và đặc biệt là truyền giáo cho lương dân. Chính sự khôn ngoan và tình yêu thương chân thành của ngài đã chinh phục được nhiều linh hồn về cho Chúa. Hành trang ngài mang theo trong sứ vụ là sự nhiệt tâm tông đồ và một tinh thần khiêm tốn. Khi nhìn lại về những việc mình đã làm, cha chia sẻ: “Mình chỉ là dụng cụ của Chúa dùng mà thôi, làm được gì tốt đều là Chúa làm. Không có Chúa, mình làm được gì?” [4] Sự khiêm tốn nơi con người Thánh Vinh Sơn Liêm thể hiện “trí tuệ” hơn người khi Ngài biết đặt các ân ban trong bàn tay và  thánh ý của Thiên Chúa.

Nhìn từ mẫu gương của Thánh Vinh Sơn Liêm, mỗi anh em Thỉnh sinh Đa Minh được mời gọi học nơi ngài chữ “Trí” trong việc chọn lựa và sống ơn gọi, cụ thể hơn trong việc học hành và nghiên cứu thánh khoa. Đi cùng với đó là sự khôn ngoan trong cách đối nhân xử thế, trong phán đoán và đặc biệt là tinh thần khiêm tốn để Chúa lớn lên qua khả năng mà Ngài đã ban.

Nơi Thánh Vinh Sơn Liêm, lòng trung thành được thể hiện qua hai khía cạnh: với ơn gọi và với căn tính Ki-tô hữu.

Trung thành với ơn gọi: Kể từ khi quyết định lựa chọn cho mình con đường trọn hảo là theo Chúa Ki-tô (Sequela Christi), thánh Vinh Sơn Liêm không ngừng nuôi dưỡng lý tưởng kiếm tìm cách thức tốt nhất để phụng sự Thiên Chúa và Giáo Hội. Ngài đón nhận việc học hành như một sứ vụ và trung thành với nó như một bổn phận. Lật giở lại những trang sử về cuộc đời và sứ vụ của ngài, ta thấy nơi thánh nhân rực lên một “khí chất Đa Minh”, ngài đã sống và làm chứng trong ơn gọi Giảng Thuyết đến hơi thở cuối cùng.

Trung thành với căn tính Ki-tô hữu: Là một Ki-tô hữu, một linh mục và nhà Giảng Thuyết, Thánh Vinh Sơn Liêm luôn ý thức  về căn tính và sứ mạng của mình; đó là sống và làm chứng cho Đức Ki-tô ngay giữa trần thế.

“Hạ bán niên năm 1973 khi bị bắt vì thi hành sứ vụ tông đồ. Lúc đó chỉ mất một số tiền cũng đủ chuộc lại sự tự do và sinh mạng, nhưng các Ngài đã coi thương sinh mạng để noi gương hiếu trung. ” [5]

Lòng “Trung” của Thánh Vinh Sơn Liêm là gương sáng cho anh em Thỉnh sinh trong việc sống trung thành với ơn gọi và căn tính của mình. Noi gương thánh nhân, anh em trung thành với việc bổn phận, với việc học và đặc biệt là với lý tưởng sống mà anh em đang theo đuổi.

Có thể thấy rằng, “Trí – Trung – Dũng” có một mối liên hệ mật thiết với nhau. Quả vậy, khởi đi từ một trí năng minh mẫn và thông suốt, Thánh Vinh Sơn Liêm đã nêu cao lòng dũng cảm, bảo vệ cho đồng môn và làm chứng cho Chúa.

Đọc lại cuộc tử đạo của Thánh Vinh Sơn Liêm và Cha Gia, hậu thế không thể quên những lời lẽ khôn ngoan, dũng cảm và đượm tình huynh đệ của ngài: “Thưa quan lớn: Chỉ có một lý do duy nhất  nên xin khép án cả tôi hay tha cho cả Cha Gia. Tôi cũng truyền bá đạo Chúa Ki-tô như người, đạo mà các quan gọi là đạo Hoa lang; tôi cũng là đạo sư như người. Hơn nữa, vì là người bản quốc nên dòng tộc, máu mủ, quyến thuộc, quê quán và trăm nghìn liên hệ khác buộc tôi phải giữ luật lệ quốc gia hơn là cha Gia là người ngoại quốc” [6]

Lòng dũng cảm của Thánh Vinh Sơn là lời chứng sống động cho tình yêu của Đức Giêsu: Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình[7]; và là dấu chỉ của tình huynh đệ trong đời sống Đa Minh:

“Như tu luật dạy, sỡ dĩ anh em đoàn tụ làm một trước hết là để anh em sống đồng tâm nhất trí trong một nhà và để anh em chỉ có một lòng một ý trong Thiên Chúa.”[8]

Cuộc tử đạo của Thánh Vinh Sơn Liêm và Cha Gia lưu lại một di sản vô cùng to lớn cho toàn Dòng về gương kiên trung, lòng dũng cảm và sự đồng tâm nhất trí, một lòng một ý trong Thiên Chúa.

Ước mong qua gương sáng của các Thánh nhân, anh em Thỉnh sinh dám sống chứng tá cho Chúa; dũng cảm dám “ngược dòng”, từ bỏ những tính mê nết xấu, những thú vui trần thế để sống trọn vẹn cho Chúa và Dòng qua linh đạo Giảng Thuyết.

“Trí” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, nối kết ba đặc tính nổi bật nơi con người Thánh Vinh Sơn Liêm: “Trí – Trung – Dũng”. Đọc lại điều này, anh em có dịp ôn lại di sản quý giá mà Cha Anh đã để lại. Đây cũng là lời nhắc nhở anh em về bổn phận tiếp nối sứ vụ của Cha Anh. Năm 2023 cũng ghi dấu ấn đặc biệt trong toàn Dòng, cùng với năm thánh Vinh Sơn Liêm, Dòng cũng long trọng mừng Năm Thánh Tôma Aquinô. Hai mẫu gương thánh thiện trong Dòng đều thể hiện được ba chữ “Trí – Trung – Dũng”. Đây cũng là lời mời gọi đề anh em  suy ngẫm và đào sâu về căn tính và ơn gọi Đa Minh.

Xem thêm: Tu viện Thánh Vinh Sơn Liêm mừng Lễ Bổn mạng

[1] Bùi Đức Sinh, OP., Chân Phước Vinh – Sơn Liêm 1932 -1973, Tập san Liên Lạc, số đặc biệt 95 -96 tháng 11 và 12 năm 1973, tr.7.

[2] Trần Văn Toàn, “Tựa” cho cuốn sách Hội đồng tứ giáo, xuất bản tại Hoa kỳ năm 2002.

[3] Giuse Phan Tấn Thành, OP., Bài thuyết trình về thánh Vinh Sơn Liêm nhân dịp 250 năm tử vì đạo, , truy cập ngày 02/3/2023.

[4] Giuse Phan Tấn Thành, OP., nguồn đã dẫn.