Mã Ngành Điều Dưỡng Nam Định

Mã Ngành Điều Dưỡng Nam Định

Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định (tên tiếng Anh: Namdinh University Of Nursing, tên viết tắt: NDUN)  là một trong những trung tâm đào tạo cung cấp nguồn nhân lực Điều dưỡng – Hộ sinh, đào tạo giáo viên điều dưỡng cho các trường trung học, cao đẳng và các trường ĐH Y tham gia đào tạo điều dưỡng ở Việt Nam. Đồng thời là cơ sở công lập, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trực thuộc Bộ Y tế.

Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định (tên tiếng Anh: Namdinh University Of Nursing, tên viết tắt: NDUN)  là một trong những trung tâm đào tạo cung cấp nguồn nhân lực Điều dưỡng – Hộ sinh, đào tạo giáo viên điều dưỡng cho các trường trung học, cao đẳng và các trường ĐH Y tham gia đào tạo điều dưỡng ở Việt Nam. Đồng thời là cơ sở công lập, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trực thuộc Bộ Y tế.

Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định có những ngành gì?

Các ngành đào tạo chính của trường đó là: Điều dưỡng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Y tế công cộng.

Quá trình hình thành ngành điều dưỡng Việt Nam

Có thể nói, người đặt nền móng cho ngành điều dưỡng y học cổ truyền Việt Nam là hai danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông. Cuối thế kỷ XVII, linh mục Vachet người Pháp và linh mục Coffler người Bồ Đào Nha đặt nền móng điều dưỡng phương Tây ở nước ta, xây dựng tu viện, chữa bệnh cho các tín đồ, người nghèo, trẻ mồ côi với tinh thần nhân đạo không đòi hỏi thù lao.

Hải Thượng Lãn Ông (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_Th%C6%B0%E1%BB%A3ng_L%C3%A3n_%C3%94ng)

Như đã nói, những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Pháp cho xây dựng nhiều bệnh viện tại Việt Nam. Năm 1901, lớp điều dưỡng điều trị bệnh phong và bệnh tâm thần đầu tiên được mở tại bệnh viên Chợ quán. Sau đó, các lớp học điều dưỡng được mở ra tại các bệnh viện với chương trình đào tạo thiếu bài bản, sơ khai.

Bệnh viện Chợ Quán (Nguồn: https://sites.google.com/site/tvsk21vlvhha/home/10-khu-tram-giam-benh-vien-cho-quan-noi-dong-chi-tran-phu-hi-sinh)

Những năm 50, hàng loạt các chiến dịch chống thực dân Pháp được Đảng và nhân dân ta thực hiện, nhu cầu chăm sóc bệnh binh tăng mạnh. Do vậy mà các lớp đào tạo điều dưỡng viên, y tá liên tục mở ra. Trong hoàn cảnh thiếu thốn của cách mạng, các điều dưỡng viên, y tá đã chăm sóc, điều trị giúp các chiến sĩ lành thương, đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm như sốt rét.

Trong kháng chiến chống Mỹ, mỗi miền đều mở các trường đào tạo điều dưỡng để phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Từ sau năm 1975, Bộ trưởng Bộ Y tế thống nhất chỉ đạo công tác điều dưỡng tại 2 miền. Năm 1985, Bộ Y tế mở khóa đào tạo đại học điều dưỡng đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong đào tạo điều dưỡng nước ta, coi ngành điều dưỡng là một ngành độc lập, riêng biệt trong hệ thống y tế. Năm 1990, Bộ Y tế ra quyết định thành lập phòng điều dưỡng tại các bệnh viện có trên 150 giường bệnh. Sau đó không lâu, Hội Y tá – Điều dưỡng Việt Nam ra đời.

Năm 1992, Phòng Y tá được thành lập thuộc Vụ Điều trị Bộ Y tế với nhiệm vụ phát triển công tác điều dưỡng trên cả nước thời đó. Ngày 13 tháng 8 năm 1997, Nhà nước đồng ý đổi tên Hội Y tá – Điều dưỡng thành Hội Điều dưỡng. Cho đến nay, Hội Điều dưỡng Việt Nam đã có 800 chi hội và hơn 80.000 hội viên.

Năm 1989, Hội Điều dưỡng Hà Nội và Quảng Ninh ra đời thúc đẩy sự ra đời của các tỉnh hội điều dưỡng khác, đặt ra yêu cầu về một hội điều dưỡng chung trên cả nước. Ngày 26/10/1990, Chính phủ thông qua quyết định số 375 thành lập Hội Y tá – Điều dưỡng Việt Nam. Từ đó, ngày 26/10/1990 được xem là Ngày điều dưỡng Việt Nam.

Bà Florence Nightingale và sự hình thành ngành điều dưỡng hiện đại

Florence Nightingale (1820 – 1910) sinh ra và lớn lên trong gia đình Anh giàu có, quyền quý, gắn bó mật thiết với chính phủ Anh quốc lúc bấy giờ. Vì thế, bà bị cấm không được phép làm các nghề nghèo hèn như điều dưỡng viên lúc bấy giờ.

Với tư chất thông minh cùng một trái tim đau đớn khi chứng kiến cảnh đói nghèo, bệnh tật, bà đã làm trái với lời cha mẹ và bắt đầu nghiên cứu, tìm các sách viết về chăm sóc người bệnh. Bà đi đến các bệnh viện tại London và vùng lân cận để giúp đỡ người nghèo, người tàn tật không nơi nương tựa.

Florence Nightingale (Nguồn: https://vnexpress.net/co-gai-nha-giau-nightingale-ba-to-nghe-dieu-duong-3922554.html)

Những năm 1854 – 1856, chiến tranh “Cremean War” nổ ra giữa Nga và một bên là Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ. Florence Nightingale cùng 38 y tá khác được cử đến Thổ Nghĩ Kỳ nơi quân đội Anh đóng quân. Lúc này, tại quân khu, hơn 4000 binh lính Anh bị thương và chết do dịch tả, thương hàn. Số người chết vì bệnh tật nhiều hơn cả trên chiến trường. Bà nhanh chóng nhận ra số người nhiễm bệnh chủ yếu ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu vệ sinh và hệ thống ống cống và thoáng khí bị nghẽn làm không khí ô nhiễm nặng. Florence Nightingale mạnh dạn đề nghị sự giúp đỡ từ Chính phủ Anh. Tháng 3/1855, Chính phủ Anh gửi nhân viên tẩy trùng, làm thông thoáng hệ thống ống cống, nhờ vậy mà tỷ lệ tử vong giảm đáng kể chỉ trong thời gian ngắn.

Florence Nightingale chăm sóc bệnh nhân tại chiến trường (Nguồn: https://www.independent.co.uk/news/health/war-russia-florence-nightingale-nursing-b2074522.html)

Tờ “Times” đã gọi Florence Nightingale là “Người phụ nữ với cây đèn”. Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, khi các bác sĩ y tá khác đã về nghỉ ngơi, Florence Nightingale vẫn một mình đi kiểm tra tại các trại bệnh với một nét mặt lo lắng cho những chiến sĩ đang bị giày vò đau đớn.

Khi trở lại Anh quốc, Florence Nightingale dành cả phần đời còn lại của mình đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc bệnh nhân. Bà cùng mọi người thành lập “quỹ Nightingale” và “Trường đào tạo điều dưỡng Nightingale” mà sau này, “Trường đào tạo điều dưỡng Nightingale” là nơi đặt nền móng cho ngành điều dưỡng ở nước Anh cũng như toàn thế giới. Cuốn sách “Cẩm nang điều dưỡng” của bà trở thành di sản, tài liệu căn bản đào tạo cho các trường điều dưỡng khác.

Để tưởng nhớ và ghi nhận những đóng góp của Florence Nightingale cho ngành điều dưỡng thế giới, Hội đồng điều dưỡng thế giới đã lấy ngày sinh của bà, tức ngày 12/5 làm Ngày quốc tế Điều dưỡng.

Tốt nghiệp trường Đại học Điều dưỡng Nam Định có dễ xin việc không?

Với những nỗ lực của đội ngũ giảng viên trong những năm vừa qua, sinh viên của trường luôn để lại dấu ấn tích cực và tốt đẹp đối với nhà tuyển dụng cũng như cơ sở y tế trên toàn quốc.

Nhà trường cũng tập trung đẩy mạnh việc tư vấn việc làm cho sinh viên, cũng như kết nối sinh viên với các doanh nghiệp qua từng chương trình hội chợ việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp. Chính vì vậy các bạn sinh viên đã được chuẩn bị một bước đệm sẵn sàng cho công việc tương lai.

Không chỉ vậy, các kỹ năng chuyên môn, chuyên ngành cũng được các giảng viên theo sát và uốn nắn do đặc thù liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Hiện nay, chỉ tính riêng ngành Điều dưỡng, nhu cầu không ngừng tăng cao nên tính cạnh tranh và sự đào thải thấp hơn so với nhiều ngành khác. Vậy nên, vấn đề việc làm không phải mối lo đối với các bạn sinh viên, mà quan trọng hơn là quá trình học tập và nỗ lực.

Trường có tổng diện tích đất rộng khoảng 54.712,7 m2 và diện tích sàn để xây dựng nghiên cứu khoa học, phục vụ đào tạo lên đến 39.860,2 m2. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu của sinh viên, trường đã xây dựng thêm 11 phòng chức năng tiện nghi.

Ngoài ra, trang thiết bị học liệu và cơ sở vật chất của trường đều đạt chuẩn. Đặc biệt, Nhà trường còn tập trung vào phát triển hệ thống phòng thí nghiệm, thực tập và hệ thống skillslab tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế. Một số cơ sở phục vụ cho nghiên cứu khoa học và đào tạo như: thư viện, bệnh viện thực hành và hợp tác khoa học công nghệ.

Trải qua hơn 15 năm nâng cấp lên thành trường đại học, ban lãnh đạo cùng với đội ngũ giáo viên đã không ngừng phấn đấu và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hiện nay, nhà trường có 325 cán bộ viên chức, trong đó hơn 50% là giảng viên có trình độ sau đại học, cùng các Y, Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Điều này cho thấy, nhà trường đang sở hữu đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, luôn nỗ lực giúp đỡ các sinh viên trở thành những người có đạo đức tốt.

Bên cạnh hoạt động dạy và học, trường thường thông qua các CLB tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá để giúp định hướng, phát triển kỹ năng cho sinh viên, có thêm cơ hội tiếp cận nghề nghiệp tương lai.

Các cuộc thi như “Ý tưởng khởi nghiệp sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định” đã được tổ chức nhiều năm nhằm kích hoạt tinh thần khởi nghiệp, động viên, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. Ngoài ra Nhà trường cũng duy trì tổ chức ngày hội tư vấn việc làm cho sinh viên với nhiều chương trình tư vấn hướng nghiệp, tư vấn việc làm, hoạt động ngoại khóa, giao lưu với đơn vị sử dụng lao động trong và ngoài nước.

Ký túc xá của trường mới được sửa chữa lại khang trang, sạch sẽ và nằm ngay trong khuôn viên trường, gần khu giảng đường, thư viện, nhà 9 tầng, khu điều dưỡng, nhà in.

Ký túc xá cũng được trang bị đầy đủ các thiết bị như quạt trần, đèn chiếu sáng, dây phơi quần áo, tủ cá nhân, giường tầng và có phòng tự học cho sinh viên.