Nghệ Thuật Trong Bài Thơ Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng

Nghệ Thuật Trong Bài Thơ Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng

Please use this identifier to cite or link to this item: http://tailieuso.udn.vn/handle/TTHL_125/338

Please use this identifier to cite or link to this item: http://tailieuso.udn.vn/handle/TTHL_125/338

Cảnh đưa tiễn Mạnh Hạo Nhiên của Lý Bạch

Giống như những cuộc chia ly khác trong bức tranh thơ Đường, cuộc chia tay giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên được diễn ra bên bờ sông. Hai câu thơ mở đầu bài thơ, thi nhân nói về hoàn cảnh đưa tiễn Hạo Nhiên:

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu

Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng

Hai chữ “cố nhân” trong nguyên văn nói về người bạn đã gắn bó từ lâu, một người mà nhà thơ rất trân trọng và yêu mến. Tuy nhiên ở bản dịch, Ngô Tất Tố chung thành với từ “bạn” nên chưa thể lột tả hết được tình cảm, sắc thái biểu cảm trong nguyên tác.

Nhờ có tính biểu cảm nên chỉ cần đọc hai chữ “cố nhân”, độc giả cũng đủ thấy tình cảm bền chặt, mối quan hệ sâu sắc của hai người. Xa bạn cũ, còn là người bạn thân thiết từ lâu, ắt hẳn nhà thơ rất buồn nên cuộc chia tay diễn ra đầy bịn rịn, luyến lưu.

Địa điểm Hoàng Hạc lâu (hay lầu Hoàng Hạc) gắn liền với nhiều câu chuyện xưa, điều ấy càng gia tăng tính nghệ thuật cho câu thơ. Tương truyền có vị tiên tên Tử An từng cưỡi hạc qua đây, cũng có thuyết kể rằng thời Tam Quốc, Phí Văn Vĩ từ đây cưỡi hạc lên tiên giới.

Cuộc chia tay diễn ra vào tháng Ba, tháng của mùa xuân, mùa hoa khói, mùa của sự khởi đầu, tượng trưng cho những điều tốt đẹp. Cụm từ “yên hoa tam nguyệt” có nhiều cách dịch khác nhau, bản dịch chung thành “mùa hoa khói” nhưng còn thiếu cụm từ “tam nguyệt”, tức tháng thứ Ba của mùa xuân.

Đương thời bình, Lý Bạch tiễn bạn từ lầu Hoàng Hạc đến một Quảng Lăng, chốn phồn hoa đô hội nên khung cảnh không có những giọt lệ đầm đìa. Thế nhưng không thể tránh khỏi cảm xúc buồn thương, tiếc nuối khi phải chia xa.

Đôi nét Lý Bạch và tác phẩm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng bậc nhất thời Đường, được ca tụng là vị “Thi tiên” vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Năm mười sáu tuổi, cái tên Lý Bạch đã nổi tiếng khắp Tứ Xuyên nhưng với tính cách tự do, phóng khoáng, chán chường nhân gian nên ông đã bắt đầu cuộc đời ẩn sĩ.

Số lượng bài thơ mà Lý Bạch đã sáng tác lên tới hơn hai nghìn bài, thế nhưng ông làm xong bài nào thì vứt bài đó, chịu ảnh hưởng của biến cố loạn An Lộc Sơn nên thơ ông bị mất nhiều. Trải qua năm tháng thăng trầm của lịch sử, nhờ nỗ lực thu thập của nhân dân và giới chuyên môn, tác phẩm của nhà thơ hiện tồn tại trên dưới một nghìn bài.

Thơ Lý Bạch có sự viển vông, tưởng tượng, ít đụng chạm đến chuyện thế sự nhưng vẫn có nét hoài cổ. Thơ ông thường thể hiện ước mơ đi đến lý tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá nhân trước sự hiện thực tầm thường, đồng thời thể hiện tình cảm thiên nhiên, bạn bè bằng hữu.

Là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa, lại ưa lối sống phóng khoáng nên Lý Bạch quen biết được rất nhiều bạn thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. Với mỗi người bạn, ông đều dành cho họ thứ tình cảm chân thành, đối đãi nồng hậu.

Ta tới đây, cũng không biết là vì sao đây?

Rượu nước Lỗ không thể làm ta say

Ca xướng nước Tề cũng không hợp lòng ta

Năm 727, Lý Bạch du ngoạn ở mạn đông về tới Hồ Bắc. Tại đây ông đã giao lưu, tiếp xúc với nhiều tài tử giai nhân, trong đó có Mạnh Hạo Nhiên, người hơn ông mười hai tuổi.

Mạnh Hạo Nhiên vốn là một nhà thơ nổi tiếng của phái Điền Viên Sơn Thủy, từng làm quan nhưng không thấy phù hợp nên sớm lui về ở ẩn. Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên khi ấy đều coi trọng tài năng và nhân cách của đối phương, liền coi nhau như trí cốt.

Tháng Ba năm 730, biết tin Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng và ngang qua Giang Hạ, Lý Bạch đã nhờ người mang thư hẹn gặp ở đó. Mấy hôm sau, Mạnh Hạo Nhiên đi thuyền xuôi dòng tới nơi, Lý Bạch tới tận bờ sông tiễn bạn và sáng tác bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.

Nỗi lòng của thi nhân trong Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Cuộc chia tay nào rồi cũng đến hồi kết nhưng cơn sóng lòng trong người đi kẻ ở  thì khó nguôi ngoai. Trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn, con người bỗng trở nên nhỏ bé, trống trải khi thiếu đi tri kỷ.

Giang Nam thời Thịnh Đường vốn là chốn đô thị sầm uất, tấp nập kẻ đến người đi với phương tiện đi lại chủ yếu bằng thuyền. Trường Giang vốn là dòng sông lớn nổi tiếng của Trung Quốc, ắt hẳn sẽ có nhiều chiếc thuyền khác trên dòng sông này.

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.

Dòng Trường Giang vốn sôi động, tấp nập thuyền qua lại, vậy mà Lý Bạch chỉ chú ý duy nhất đến con thuyền ngày một khuất bóng của bạn mình. Đây không còn là cái nhìn lí trí của nhà thơ mà là cái nhìn của tâm tưởng, cảm xúc đang trào dâng.

Tại câu thơ thứ ba, bản dịch thiếu mất nghĩa chữ “cô” trong cô đơn và lẻ loi, đó là từ ngữ quan trọng, thể hiện nội tâm của Lý Bạch. Ngoài ra, bản dịch chưa đề cập đến “bích sơn tận” hay “viễn ảnh”, có nghĩa là bóng cánh buồm xa mờ.

Chiếc thuyền buồm lẻ loi đưa Mạnh Hạo Nhiên đi dần, tan biến theo cái vô tận của sông nước, dòng sông càng lớn thì chiếc thuyền càng nhỏ. Sự cô đơn của chiếc thuyền là tâm trạng chung của Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên, bằng hình ảnh cánh buồm đơn độc, nhà thơ vừa miêu tả quang cảnh nơi tiễn đưa bạn, vừa bộc lộ được nỗi lòng bản thân.

Cái tài tình của nhà thơ ở chỗ, vừa bộc bạch được nỗi buồn của sự ly biệt đồng thời khắc họa khung cảnh thiên nhiên đất trời hùng vĩ, phóng khoáng. Sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm cảnh, qua hình ảnh cánh buồm đơn độc đã khẳng định sự trân trọng tình bạn cao đẹp của Lý Bạch.

Hình ảnh “bích sơn tận” diễn tả khoảng không gian xanh, không biết sắc xanh đó từ trời hay từ nước, chỉ biết rằng nó quá rộng lớn để có thể nhận biết. Trái ngược với đó là sự nhỏ bé, cô đơn, lẻ loi của “cô phàm”.

Nếu “cô phàm viễn ảnh” giống như tiêu điểm thì “duy kiến” là hình ảnh thu được. Tất cả nỗi buồn của nhà thơ được mang theo cùng ánh nhìn xa xăm, luôn dõi theo bóng thuyền Mạnh Hạo Nhiên ngày một xa dần.

Đó là quan hệ tương phản giữa cái vô hạn của vũ trụ với cái hữu hạn của đời người, giữa cái mênh mông của đất trời với cái lẻ loi của con người. Để rồi đằng sau đó là sự cô đơn, lẻ loi và trống trải của một tâm hồn chứa chan tình cảm.

Nghệ thuật đặc sắc của Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Thông thường khi nói về những cuộc chia ly, các nhà thơ đa phần miêu tả hành động, cử chỉ kèm theo ngôn ngữ của đôi bên. Tuy nhiên trong bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Lý Bạch không cho thấy sự xuất hiện của giọt lệ hay lời trăn trở, đau buồn.

Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy tinh tế, Lý Bạch đã phá vỡ các quy chuẩn ngôn từ, không miêu tả quá nhiều về người ra đi mà chỉ tập trung tả cảnh thiên nhiên bao la. Thế nhưng, chính sự hùng vĩ của sông núi, đất trời lại ẩn chứa một nỗi lòng sâu kín của thi nhân.

Sử dụng tính chất “ý tại ngôn ngoại”, lời cùng ý thơ bất tận trong Đường thi, cấu trúc không gian hai điểm nút “cận – viễn” là một thủ pháp hội họa. Lý Bạch đã tạo nên một bài thơ có sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa cái vô hạn và cái hữu hạn.

Lý Bạch còn là một người có tính cách đằm thắm, trọng ân tình bằng hữu. Tình bạn của ông và Mạnh Hạo Nhiên là minh chứng rõ nhất cho sự chân thành, sâu lắng của một “Thi tiên”.