Người Khám Phá Ra Nam Mỹ

Người Khám Phá Ra Nam Mỹ

KHÁM PHÁ NỀN VĂN MINH NAM MỸ BRAZIL - PERU - ARGENTINA

KHÁM PHÁ NỀN VĂN MINH NAM MỸ BRAZIL - PERU - ARGENTINA

Người Na-Dene, 3000-8000 TCN

Một nhóm khác, Na-Dene, cũng vượt biển Bering đến Alaska khoảng 5.000 tới 10.000 năm trước.

DNA từ xương của họ không liên quan tới những người hiện đại thuộc nhóm Eskimo-Aleut, mà với những người Mỹ bản địa nói ngữ hệ Na-Dene, chẳng hạn như người Navajo, Dene, Tlingit và Apache. Các ngôn ngữ Na-Dene gần nhất với các ngôn ngữ được nói ở Siberia, một lần nữa cho thấy rằng họ đại diện cho một cuộc di cư riêng biệt.

Những cư dân châu Mỹ đầu tiên, 16.000-35.000 năm trước

Hầu hết tất cả các bộ lạc thổ dân châu Mỹ - Sioux, Comanche, Iroquois, Cherokee, Aztec, Maya, Quechua, Yanomani và hàng chục bộ tộc khác - nói những ngôn ngữ tương tự nhau. Điều đó cho thấy ngôn ngữ của họ đã phát triển từ một ngôn ngữ tổ tiên chung, được sử dụng bởi một bộ tộc duy nhất đến châu Mỹ từ lâu. Sự đa dạng di truyền thấp của hậu duệ cho thấy bộ tộc sáng lập này rất nhỏ, có thể ít hơn 80 người.

Họ đến đó bằng cách nào? Trước khi kỷ băng hà cuối cùng kết thúc cách đây 11.700 năm, các sông băng trữ nhiều nước đến mức mực nước biển thấp hơn bây giờ rất nhiều, để lộ ra đáy biển Bering cho họ đi bộ qua, nên có thể coi đây là chuyến di cư duy nhất không phải hải trình để tìm ra châu Mỹ.

Các nhà khảo cổ từng cho rằng người Clovis, sống cách đây 13.000 năm, là những người định cư đầu tiên của Châu Mỹ. Nhưng bằng chứng cho thấy con người đã đến châu Mỹ sớm hơn nhiều, có thể lên tới 32.000-38.000 năm trước.

Christopher Columbus, năm 1492

Vào thời điểm năm 1492, dù đã có thể khám phá các vùng đất phía Đông, thậm chí Viễn Đông bằng Con đường Tơ lụa hay hải trình vòng qua Mũi Hảo Vọng, người châu Âu vẫn tin rằng việc đi xuyên đại dương mãi về phía Tây là bất khả thi. Đại Tây Dương vốn khá đáng sợ với các thủy thủ vào thời điểm đó và họ không biết điều gì chờ đợi mình đằng sau đường chân trời hoàng hôn.

Do các tính toán sai bởi quá trình quy đổi đơn vị, cộng với một hy vọng mong manh, nhà hàng hải cứ đinh ninh rằng chỉ cần vượt khoảng 4.500km đại dương về phía Tây là ông có thể đến Nhật Bản. Columbus quá "ngán" việc vượt Mũi Hảo Vọng đến vùng Viễn Đông.

Sự thật là khoảng cách đến xứ sở mặt trời mọc từ phía Tây là 20.000km. Do tính toán sai, Columbus tất nhiên không mang đủ dự trữ để thực hiện một hải trình dài như vậy. Rất may cho ông là đoàn thuyền đã cập bến châu Mỹ.

Lại do sai lệch về địa lý, Columbus cứ nghĩ mình đã khám phá ra Đông Ấn, nên mới gọi những người dân tại đây là Anh-điêng (với từ nguyên là "Ấn Độ" trong ngôn ngữ của ông). Cho tới lúc mất, ông vẫn không nhận ra sai lầm của mình, mà phải đến 1507 khi Amerigo Vespucci phát hiện ra đó là một mảnh đất mới với người châu Âu thời đó, họ mới đặt tên nó là châu Mỹ.

Khoảng năm 1200, một nhóm dân đi biển lành nghề đã chèo thuyền từ Đài Loan (Trung Quốc) để tìm vùng đất mới. Họ đi thuyền về phía nam qua Philippines, sau đó ra Nam Thái Bình Dương rộng lớn. Những người này sau đó được gọi người Polynesia, là những nhà điều hướng bậc thầy, có thể đọc gió, sóng và các vì sao để vượt qua hàng nghìn km đại dương rộng lớn.

Sử dụng những chiếc xuồng đôi khổng lồ, người Polynesia đã định cư ở Samoa, Fiji, Tonga và quần đảo Cook. Một số đi về phía nam đến New Zealand, trở thành người Maori. Những người khác đi về phía đông đến Tahiti, Hawaii, Đảo Phục sinh và Marquesas. Từ đây, cuối cùng họ đã đặt chân đến Nam Mỹ. Tiếc là, sau khi khám phá gần hết Thái Bình Dương, họ đã từ bỏ việc khám phá và hoàn toàn quên mất Nam Mỹ.

Nhưng bằng chứng về chuyến đi đáng chú ý này vẫn còn. Người Nam Mỹ mua gà từ người Polynesia, trong khi người Polynesia có thể đã thu được khoai lang Nam Mỹ. Ngoài giao thương, người Polynesia phía Đông còn có DNA của người Mỹ bản địa, chứng minh quan hệ kết hôn giữa 2 giống dân vốn hoàn toàn xa lạ.

Theo truyện dân gian Viking, vào khoảng năm 980, Eric the Red, một thương nhân Viking xảo quyệt, đã đặt tên cho một vùng đất hoang băng giá rộng lớn là "Greenland" (Nghĩa đen: Vùng đất xanh) để lôi kéo mọi người chuyển đến đó. Khi đến đây, họ tiếp tục hải trình khám phá và vào năm 986 đã thành công trong việc đặt chân tới bờ biển Bắc Canada ngày nay.

Vào khoảng năm 1021, con trai của Erik là Leif đã thành lập một khu định cư ở Newfoundland (Canada) ngày nay. Người Viking phải vật lộn với khí hậu khắc nghiệt, trước khi chiến tranh với người Mỹ bản địa cuối cùng buộc họ trở lại Greenland. Những câu chuyện này từ lâu đã bị bác bỏ vì bị tưởng là truyền thuyết, cho đến năm 1960, khi các nhà khảo cổ đào được di chỉ khu định cư của người Viking ở Newfoundland.

Trong khi người Viking đi về phía Tây, người Inuit đã đi mãi về phía Đông, từ Siberia đến Alaska trên những chiếc thuyền da. Bằng việc săn cá voi và hải cẩu, sống trong túp lều và lều tuyết, họ thích nghi tốt với Bắc Băng Dương lạnh giá, và định cư rải rác tới tận Greenland.

Một điều kỳ lạ là DNA của họ gần giống với người Alaska bản địa nhất, ngụ ý rằng tổ tiên của họ đã di cư đến châu Á từ Alaska, sau đó quay trở lại khám phá châu Mỹ một lần nữa.

Người Eskimo-Aleut, 2000-2500 TCN

Tổ tiên của người Inuit trước cuộc di cư đến châu Á là các sắc dân Eskimo-Aleut. Một sự thật thú vị là ngôn ngữ của họ rất khác các nhóm dân bản địa châu Mỹ khác và có nét tương đồng với nhóm ngôn ngữ Ural như tiếng Phần Lan hay Hungary.

Cộng với bằng chứng DNA, các nhà sử học tin rằng họ đã vượt biển Bering đến Alaska vào khoảng 4.000-4.500 năm trước, trộn lẫn với nhóm dân Na-Dene - những người "tiền bối" trong các phát kiến châu Mỹ.