Vinhomes Cần Giờ cùng với thông tin về việc xây cầu Cần Giờ và những thay đổi về quy hoạch Cần Giờ. Thông tin về dự án khu đô thị lấn biển Vinhomes của Vingroup tại Cần Giờ là một thông tin mà nhiều người mong chờ.
Vinhomes Cần Giờ cùng với thông tin về việc xây cầu Cần Giờ và những thay đổi về quy hoạch Cần Giờ. Thông tin về dự án khu đô thị lấn biển Vinhomes của Vingroup tại Cần Giờ là một thông tin mà nhiều người mong chờ.
Khu vực này có quy mô: 771,05ha. Phân khu sẽ là khu vui chơi, giải trí (công viên chuyên đề, sân gôn…), du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, khu ở (nhà ở liên kế, biệt thự, chung cư), thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn, khu sử dụng hỗn hợp và an ninh quốc phòng. Quy mô dân số: tối đa 65.113 người.
Chi tiết phân khu Vinhomes Cần GiờChi tiết phân khu Vinhomes Cần Giờ
Phân khu B sẽ có diện tích khoảng 586,88 ha. Quy hoạch sử dụng: khu nhà ở, khu du lịch nghĩ dưỡng, khu công trình dịch vụ – công cộng đô thị (y tế, giáo dục, trụ sở cơ quan hành chính, thương mại dịch vụ, văn phòng…), khu cây xanh đô thị và khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Quy mô dân số: 71.268 người.
Quy mô 303,47 ha. Phân khu được quy hoạch làm trung tâm tài chính, kinh tế, thương mại dịch vụ, văn phòng và bến cảng, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, khu đô thị gồm các khu nhà ở (nhà ở liên kế, biệt thự, nhà ở cao tầng). Quy mô dân số dự kiến 26.246 người.
Quy hoạch: 1.208,60 ha. Vị trí: Phía Bắc giáp phân khu A, B; phía Nam giáp biển Đông, phía Đông giáp phân khu B, C; phía Tây giáp phân khu A. Quy hoạch sử dụng: trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng cao cấp, khu nhà ở (nhà ở liên kế, biệt thự). Quy mô dân số: 65.879 người.
Như vậy theo quy hoạch Vinhomes Long Beach Cần Giờ của Tập đoàn Vingroup sẽ rộng 2.870 ha với:
Hotline nhận giữ chỗ ngày khi mở bán Vinhomes Cần Giờ 0919282242 Mr Cường
Dự án VinGroup Cần Giờ đang nhận được sự quan tâm khắp cả nước. Không chỉ bởi dự án sở hữu số vốn đầu tư cao nhất từ trước tới giờ của Tập đoàn VinGroup mà nó còn chứa đựng ý nghĩa quốc tế đặc biệt.
Dự án lấn biển Cần Giờ trước đây do Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ hay còn được gọi là công ty con của Saigon Tourist đứng ra làm chủ đầu tư. Tuy nhiên xuyên suốt thời gian khởi công, dự án vẫn chưa đánh dấu những bước tiến tích cực. Trước tình hình này, thành phố đã đồng ý cho Công ty cổ phần Tập đoàn VinGroup tham gia đối tác chiến lược để thực hiện dự án.
Dưới đây là chặng đường hơn 10 năm của dự án lấn biển Cần Giờ.
+Năm 2007, dự án được khởi công lần đầu với quy mô 400 ha đất xây dựng và 200ha bãi biển nội bộ với chủ đầu tư là CTCP Đô thị Du lịch Cần Giờ (CanGio Tourist City)
+ Năm 2014, ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã nhắc nhở chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án do chậm hơn tiến độ đề ra hơn 5 năm.
+ Năm 2015, một loạt các cổ đông cũ của chủ đầu tư lần lượt rút vốn cho VinGroup
+ Qúy 4/2015, VinGroup sở hữu 34,9% vốn điều lệ
+ Năm 2016, VinGroup nâng tỷ lệ sở hữu lên tới 97,15% vốn điều lệ
+ Tháng 11/2016, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao cho Bộ Xây dựng chủ trì thẩm tra đề nghị của UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc chấp nhận chủ trương và phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 ven biển.
+ Tháng 4/2017, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý về nguyên tắc nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và giao UBND thành phố Hồ Chí Minh tiếp thu ý kiến của các bộ và các cơ quan liên quan.
+ Tháng 3/2019, UBND thành phố Hồ Chí Minh đưa ra văn bản 1049/UBND-DA đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng dự án này gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, thẩm định trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư.
+ Tháng 6/2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, điều chỉnh tên dự án từ “Hệ thống công trình lấn biển và Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ” thành “Đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ”.
+ Vị trí địa lý dự án VinGroup Cần Giờ
Từ tổng diện tích quy mô từ 600 lên 2.870ha, dự án lấn biển Cần Giờ ngụ tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí này được quy hoạch tại bãi biển Cần Giờ -đây là khu vực được đánh giá có phong thủy tốt khi sở hữu đường bờ biển dài hơn 13km, hệ sinh thái rừng ngập mặn được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, đồng thời hệ thống sông ngòi dày đặc nơi này phù hợp với việc phát triển các khu đô thị nghỉ dưỡng – địa điểm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước trong tương lai không xa.
Vị trí dự án cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50km, mất khoảng hơn 1 tiếng di chuyển.
+ Tiện ích và không gian sống của dự án VinGroup Cần Giờ
Mặc dù dự án vẫn đang trong giai đoạn thực thi, nhưng chỉ mới nghe tên chủ đầu tư là VinGroup, đa phần chúng ta đã hình dung khung cảnh thành phố hiện đại thu nhỏ với đầy đủ các tiện ích cao cấp phục vụ cho chính nhu cầu sống của khách du lịch và cư dân như giáo dục, y tế, chăm sóc sắc đẹp, mua sắm, giải trí, giao lưu... Một không gian sống kết hợp hoàn hảo giữa thiên nhiên, biển cả và đôi chút hương vị thành thị. Đây là mắt xích thông minh lưu giữ chân du khách. Đặc biệt, cuộc sống cư dân xung quanh khu vực huyện Cần Giờ dần dần hiện lên với những khuôn màu rực rỡ của sự phồn vinh thịnh vượng.
+ Quy mô hạ tầng và tiềm năng phát triển dự án VinGroup Cần Giờ
Điểm sáng đầu tiên cần nhắc tới khi nói về vấn đề quy mô hạ tầng và tiềm năng phát triển, phương pháp thiết kế kiến trúc cho cầu Cần Giờ đã được UBND Thành phố Hồ Chí Minh chọn và công bố làm khuấy động thị trường bất động sản. Cần Giờ sẽ là cầu dây văng một trụ tháp với ý tưởng phác họa hình tượng cây đước đặc trưng của huyện mệnh danh là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn. Cầu Cần Giờ chứa tổng diện tích khoảng 7.4km đi qua sông Soài Rạp thay thế cho phà Bình Khánh, kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành lân cận.
Điểm sáng thứ hai là thành phố đã lên kế hoạch đầu tư xây dựng tuyến đường cao kết nối từ Khu đô thị biển Cần Giờ đến cầu Cần Giờ nhằm bổ sung vào đề bài thi tuyển ý tưởng quy hoạch chung huyện Cần Giờ.
Một vài tiềm năng phát triển khác như nâng cấp và cải tạo đường Rừng Sác, phát triển hệ thống giao thông đường thủy bằng tàu cao tốc nối Cần Giờ với quận 1 Sài Gòn, Vũng Tàu, phát triển cao tốc Bến Lức- Long Thành, phát triển giao thông kết nối băng máy bay trực thăng từ sân bay Tân Sơn Nhất đi Cần Giờ kết hợp đầu tư cầu vượt biển hiện đại nối liền Cần Giờ - Vũng Tàu khoảng 17km.
Đường đi thuận tiện, cảnh quan không gian hấp dẫn, người dân xung quanh thân thiện, đồ ăn ngon mê ly...dự án VinGroup Cần Giờ hứa hẹn thu hút đông đảo khách hàng đầu tư cư trú, du lịch và kinh doanh bất động sản đến với vùng đất giáp biển Đông này.
Fanpage: https://www.facebook.com/diaocnhabe
Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/500 khu đô thị du lịch biển Cần Giờ quy mô 2870 ha tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh được phê duyệt ngày 5-9-2018. Trong bối cảnh phát triển du lịch dài hạn, vùng đất này chưa được tối ưu về không gian bãi biển và khu đô thị. Vì vậy cần có những giải pháp mở rộng đường giao thông, phân bổ lại khu đô thị, hướng ra biển để khai thác điểm mạnh về du lịch.
Đây là khu vực bãi tắm trong và bãi tắm ngoài của khu đô thị. Dự kiến năm 2023, bãi tắm sẽ tăng thêm 0.16 km so với chiều dài ban đầu là 3.85 km.
Phía ngoài là phía biển xa, dự kiến sẽ thiết kế kè và bãi tắm sẽ được thực hiện để bảo vệ an toàn cho du khách. Đồng thời sẽ xây dựng lối lên xuống bãi tắm để thuận tiện cho người dân và du khách. Việc thiết kế này không chỉ đảm bảo an toàn mà còn thuận tiện cho việc ngắm cảnh, tổ chức giao thông đường bộ và đạp xe dọc theo tuyến đường biển.
Dự kiến 2023, khu đô thị sẽ được chia thành 5 khu A,B,C,D,E
Có diện tích 953,83 ha với các chức năng chính
Bên cạnh đó, khu A còn có trung tâm hội nghị, khu ở sinh thái, khu du lịch, bãi tắm công cộng rộng rãi thoáng mát cho du khách.
Khu thương mại dịch vụ phía A9-8 với đầy đủ tiện nghi, khu vực mua sắm, vui chơi giải trí cho du khách trong dịp du lịch
Trục cảnh quan khu A với thiết kế rất mới lạ, bắt mắt, thu hút mọi ánh nhìn. Thiết kế mang phong cách hiện đại và độc lạ.
Cấu trúc của khu B sẽ được giữ nguyên theo phong cách cũ, bên cạnh đó có bổ sung sân vận động tại cửa ngõ. Trung tâm thương mại dịch vụ khu B sẽ được xây dựng đối xứng với khu A, tạo thành khối trung tâm thương mại giúp du khách dễ dàng mua sắm, vui chơi.
Cảnh quan mặt nước sẽ được bố trí ở khu b3,b4.
Khu du lịch sẽ được xây dựng gần khu thương mại dịch vụ, cạnh đó là các quần thể công trình thương mại dịch vụ từ cao cấp đến khách sạn mini.
Nổi bật nhất khu vực này là tháp 108 tầng. Khu C giữ nguyên cấu trúc và các khu chức năng chính, tuy nhiên có bố trí khu văn phòng, cao tầng, thương mại dịch vụ quanh tháp 108.
Dự kiến điều chỉnh đường giao thông một cách mềm mại vào các đơn vị ở. Các không gian đô thị sẽ gắn với các khu du lịch, nhà phố thương mại và phía trong khai thác ở sinh thái mật độ thấp. Việc xây dựng này giúp kích cầu du lịch, mua sắm cũng như vui chơi giải trí.
Đây là khu vực trung tâm cảnh quan mặt nước. Không gian nơi đây sẽ kết nối toàn khu với điểm nhấn là cầu nối vượt mặt nước trung tâm cảnh từ phía Đông Bắc nối với mũi Hải Đăng. Điểm nhấn nổi bật của khu vực này là cầu phía Đông.