Du học ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ là một quyết định quan trọng và đòi hỏi nhiều nghiên cứu để chọn quốc gia phù hợp nhất. Dưới đây là một số quốc gia hàng đầu mà bạn có thể xem xét.
Du học ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ là một quyết định quan trọng và đòi hỏi nhiều nghiên cứu để chọn quốc gia phù hợp nhất. Dưới đây là một số quốc gia hàng đầu mà bạn có thể xem xét.
Nghiên cứu về Hàng không và Du hành vũ trụ là một lĩnh vực đa ngành tập trung vào thiết kế, phát triển, thử nghiệm và vận hành máy bay và tàu vũ trụ. Nó thường được gọi là Kỹ thuật hàng không vũ trụ. Lĩnh vực này bao gồm các khía cạnh khác nhau của kỹ thuật, khoa học và công nghệ, được áp dụng để tạo ra và cải tiến các phương tiện và hệ thống hoạt động trong bầu khí quyển của Trái đất (hàng không) và ngoài bầu khí quyển (hàng không).
Kỹ thuật hàng không vũ trụ là ngành gì?
Hàng không học chủ yếu liên quan đến việc nghiên cứu máy bay, bao gồm thiết kế, sản xuất và vận hành. Nó bao gồm các chủ đề như khí động học, động cơ đẩy, hệ thống điện tử hàng không, hệ thống điều khiển chuyến bay và thiết kế kết cấu.
Mặt khác, du hành vũ trụ tập trung vào nghiên cứu tàu vũ trụ, thiết kế, chế tạo và vận hành chúng trong không gian. Nó bao gồm các chủ đề như cơ học quỹ đạo, hệ thống đẩy, hệ thống hướng dẫn và điều khiển, cấu trúc và vật liệu tàu vũ trụ.
Nghiên cứu về Hàng không và Du hành vũ trụ thường liên quan đến sự kết hợp của các phương pháp lý thuyết, tính toán và thực nghiệm. Các chuyên gia trong lĩnh vực này làm việc trong nhiều dự án khác nhau, bao gồm phát triển máy bay thương mại, máy bay quân sự, tên lửa, vệ tinh, tàu thăm dò không gian và các sứ mệnh du hành vũ trụ của con người.
Hoa Kỳ là nơi có nhiều trường đại học và tổ chức nghiên cứu được xếp hạng hàng đầu cung cấp các chương trình đại học, sau đại học và tiến sĩ về Hàng không và Du hành vũ trụ. Các tổ chức này được biết đến với chương trình giảng dạy nghiêm ngặt, giảng viên giàu kinh nghiệm và cơ sở nghiên cứu hiện đại.
Học ngành hàng không và du hành vũ trụ tại Mỹ
Một số trường đáng chú ý với các chương trình kỹ thuật hàng không vũ trụ được đánh giá cao bao gồm:
Năm 1960, Nhật Bản thành lập Viện Nghiên cứu Vũ trụ và Không gian (ISAS). 10 năm sau đó, tàu vũ trụ đầu tiên của nước này mang tên Osumi được phóng lên quỹ đạo. Việc này đánh dấu sự gia nhập của Nhật Bản vào đường đua thám hiểm ngoài Trái Đất.
Du học ngành hàng không vũ trụ tại Nhật Bản
Hiện nay, ngành vũ trụ của Nhật Bản đạt khoảng 1,2 nghìn tỷ JPY (~8,6 tỷ USD). Họ đặt mục tiêu tăng gấp đôi con số trên vào đầu năm 2030 (lên 2,4 nghỉn tỷ JPY). Nhật Bản coi đây là ngành công nghiệp then chốt đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế. Họ hợp nhất lĩnh vực vũ trụ với các công nghệ mới như AI, IoT và hợp tác đa ngành, … Từ đó, Nhật Bản kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát phát triển của các dự án không gian.
Quốc gia này có chi tiêu ngân sách cho cuộc đua không gian đứng thứ 3 thế giới. Sự đầu tư mạnh mẽ trên mở ra nhiều cơ hội cho những ai đam mê lĩnh vực vũ trụ.
Các đơn vị đào tạo uy tín hàng đầu về KH Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh tại Nhật Bản:
Một số trường có ngành hàng không vũ trụ ở các quốc gia khác:
Nhanh tay liên hệ VinEdu để đăng kí nhận thêm thông tin chi tiết về lộ trình du học ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ bằng cách truy cập tại website duhocvinedu.edu.vn hoặc gọi đến hotline 0972 131 212 để được tư vấn tuyển sinh miễn phí. VinEdu hân hạnh giúp bạn chinh phục mọi ước mơ.
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Quốc Tế (ICC) là nơi quy tụ các Kiến trúc sư, Kỹ sư giàu kinh nghiệm, đã tham gia các dự án thuộc lĩnh vực Tư vấn thiết kế, Tư vấn quản lý dự án, Tư vấn giám sát, Tư vấn đấu thầu ...cho rất nhiều dự án tại Việt Nam và nước ngoài. Chúng tôi luôn không ngừng đầu tư phát triển đội ngũ nhân sự cũng như trang bị cơ sở vật chất, thiết bị làm việc nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của Khách hàng.
Tôi luôn có những cảm xúc sâu sắc, thiêng liêng, xen lẫn tự hào khi bồi hồi nhớ lại những năm tháng làm việc trong ngành Ngân hàng. Trong quãng thời gian ấy, tôi đã có những kỷ niệm không thể nào quên khi cùng với các anh chị em, các cán bộ, kỹ sư tham gia làm việc tại Ban Quản lý xây dựng công trình K84 (Nhà máy In tiền Quốc gia). Ôn lại những kỷ niệm đã qua thấy thật vinh dự, tự hào là một trong những cán bộ đã từng tham gia xây dựng công trình K84.
Công nhân Công ty Xây dựng số 2 đang thi công phần móng để đặt máy in nền và in lõm. Ông Mansor (thứ nhất bên trái) - Viện trưởng Viện Thiết kế, Tập đoàn Delarue Gioerry đang kiểm tra vị trí đặt máy
Giai đoạn từ năm 1976 - 1985, đất nước bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật để đưa cả nước đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV. Vào tháng 5/1978, Việt Nam công bố đổi tiền lần thứ 5 trên phạm vi toàn quốc, thống nhất tiền tệ trong cả nước. Kinh tế Việt Nam lại phải đối mặt với những tình thế hết sức khó khăn, nhu cầu chi ngân sách Nhà nước đột ngột tăng cao - nhất là chi chính sách xã hội và chi xây dựng cơ bản, đời sống của Nhân dân nói chung và của công chức nói riêng vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, chúng ta còn chi viện cả sức người, sức của giúp Nhân dân Campuchia chiến đấu thoát khỏi thảm họa của bọn diệt chủng Pôn-Pốt... Kết quả là bội chi ngân sách Nhà nước không ngừng gia tăng, bình quân trong giai đoạn từ năm 1976 - 1985, bội chi ngân sách Nhà nước lên tới 30%/năm, lạm phát cũng tăng rất cao.
Thời gian này, ngành Ngân hàng có 2 xưởng in tiền nhỏ in nền (offset) ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do kỹ thuật in lạc hậu nên ta vẫn phải thuê nước Cộng hòa Dân chủ Đức in tiền với giá in rất cao. Trước tình hình đất nước và những yêu cầu đòi hỏi thực tế, Đảng và Nhà nước nhận thấy việc xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia với công nghệ cao là yêu cầu vô cùng cấp thiết. Để hiện thực hóa, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo và được Đảng, Nhà nước chấp thuận chủ trương cho phép xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia.
Xác định xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia là công trình đặc biệt cấp quốc gia cần phải có nguồn vốn lớn, nên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lúc bấy giờ (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã báo cáo trình Bộ Chính trị phê duyệt. Sau khi được Bộ Chính trị phê duyệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (lúc đó là ông Đỗ Mười) ký Quyết định số 370/CT ngày 27/12/1983 phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia (Công trình K84).
Công trình xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia có quy mô, trình độ kỹ thuật theo công nghệ tiên tiến của nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Để triển khai Công trình K84, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đã cho thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước gồm: Trưởng ban là Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Phó Trưởng ban là Phó Tổng Giám đốc (nay là Phó Thống đốc) Ngân hàng Nhà nước; Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Vật tư, Bộ Công an là Ủy viên. Bộ Xây dựng giao cho Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội làm Tổng thầu xây dựng. Tổng Giám đốc (nay là Thống đốc) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Quyết định số 26-NH.QĐ ngày 23/3/1984 về việc thành lập Ban Quản lý Công trình K84. Công trình K84 được xây dựng với quy mô lớn, hơn 4 ha nằm trên địa bàn xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Năm 1983, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Tài chính - Kế toán, tôi được phân công về làm việc tại Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Cầu Thăng Long. Là một cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình, năm 1988 tôi đã quyết định chuyển công tác, nhận nhiệm vụ về làm việc tại Ban Quản lý Công trình K84. Lúc đó, Giám đốc Ban Quản lý Công trình K84 là ông Nguyễn Nghĩa Bình, tiến sĩ kinh tế (nguyên là Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam); Phó Giám đốc có 3 ông là: ông Thái Văn Trạch, ông Nguyễn Trọng Hải (nguyên là cán bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) và ông Nguyễn Huy Tựa (nguyên là cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội). Bà Trần Thị Chiểu, Kế toán trưởng (nguyên là cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam), tôi làm kế toán viên, có 4 cán bộ là kỹ sư, nhân viên, 4 nhân viên bảo vệ. Khi công trình đi vào thi công xây dựng các hạng mục chính, Ban Quản lý đã phải thuê thêm 4 kỹ sư xây dựng để giám sát thi công công trình và mỗi cán bộ, nhân viên lúc đó đều phải kiêm nhiệm thêm các việc khác nữa.
Tôi còn khắc sâu kỷ niệm khi đến nhận công tác tại Ban Quản lý Công trình K84, trước mắt tôi là một công trường rộng mênh mông, xung quanh là những ruộng lúa, ruộng rau, khu dân cư thì ở xa, phương tiện đi lại khó khăn chứ không thuận tiện như bây giờ. Khắp công trường ngổn ngang gạch, đá, cát, sỏi… các máy xúc, máy đào, máy ủi, cả công trường đang cấp tập thi công. Ban Quản lý Công trình chỉ có một dãy phòng nhỏ để ngồi làm việc. Vì ở xa trung tâm nên điều kiện vật chất rất thiếu thốn và phương tiện đi lại khi đó chủ yếu là xe đạp, nhưng anh chị em chúng tôi đều nhận thức phải luôn cố gắng khắc phục khó khăn. Để công trình sớm đưa vào hoạt động, Ban Giám đốc Ban Quản lý luôn có mặt ở công trường, trực tiếp giám sát, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thi công, cũng như động viên anh em cố gắng hết sức mình, tập trung cao độ cho công việc, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Ban Lãnh đạo ngành Ngân hàng giao.
Tất cả cán bộ, nhân viên, kỹ sư xây dựng của Ban Quản lý Công trình K84 đã cùng với các cán bộ, công nhân các đơn vị thi công: Viện Thiết kế Quy hoạch Hà Nội; Viện Kinh tế (Bộ Xây dựng); Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (đơn vị làm Tổng thầu); Công ty Xây dựng số 2; Công ty Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh; Công ty Vật tư Vận tải; Xí nghiệp Gỗ Bạch Đằng; Tổng Công ty Lắp máy Lilama; Công ty Lắp máy 69.1; Công ty lắp đặt thiết bị phòng cháy, chữa cháy, an ninh, bảo vệ (Bộ Công an); Tổng Công ty Xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport) - do các thiết bị phải nhập khẩu từ nước ngoài thì đều được làm thủ tục nhập khẩu qua Technoimport… cùng nhau nỗ lực, tập trung sức người, trí tuệ, kinh nghiệm, tâm huyết, trách nhiệm xây dựng nên Công trình K84. Tất cả cán bộ, công nhân nhận nhiệm vụ xây dựng luôn xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, trách nhiệm thật sự lớn lao với đất nước và với ngành Ngân hàng. Từ đó, họ đã dốc hết sức mình, không quản khó khăn, gian khổ, ngày đêm có mặt thi công trên công trường… Nhờ đó, Công trình K84, với khối lượng công việc khổng lồ và rất nhiều hạng mục đã hoàn thành với một tiến độ nhanh ít thấy thời bấy giờ.
Sau 7 năm nỗ lực, tâm huyết, tập trung cao độ thực hiện nhiệm vụ thi công xây dựng công trình trọng điểm của Nhà nước, đội ngũ cán bộ, kỹ sư, nhân viên Ban Quản lý Công trình K84 đã hoàn thành mong ước, kỳ vọng của đất nước, của ngành Ngân hàng. Ngày 22/4/1991, Nhà máy In tiền Quốc gia đã chính thức đi vào hoạt động, đồng tiền đầu tiên được in ra, đó là đồng tiền đạt chất lượng hoàn hảo, với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đúng thiết kế, đúng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Nhà máy In tiền Quốc gia chính thức đi vào hoạt động đã giúp Ngân hàng Trung ương chủ động quản lý kế hoạch in tiền mặt, từ đó góp phần ổn định chính sách tiền tệ, thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Khoảng cuối năm 1991, trong một buổi làm việc giữa Ban Quản lý Công trình K84 và đoàn chuyên gia Đức, một chuyên gia, đại diện của Ngân hàng Trung ương Đức lúc đó đã hỏi ông Nguyễn Nghĩa Bình (lúc này đã chuyển sang làm Giám đốc Nhà máy In tiền Quốc gia) rằng: "Khi quyết định xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia, các ngài có tính toán trước, sau này có xảy ra sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu hay không?” Ông Bình đã rất tự tin và khẳng định: “Chúng tôi đều phải tính toán trước để có thể chủ động trong việc in tiền, đảm bảo an ninh tiền tệ, góp phần ổn định chính sách tiền tệ, ổn định nền kinh tế đất nước".
Sau khi Nhà máy In tiền Quốc gia đi vào hoạt động, hầu hết anh chị em Ban Quản lý Công trình K84 được chuyển vào làm việc tại các bộ phận của Nhà máy. Ông Nguyễn Huy Tựa về làm việc tại Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Thăng Long, sau này là Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, còn lại một số cán bộ được chuyển về làm việc tại Ngân hàng Nhà nước: ông Nguyễn Trọng Hải về làm việc tại Vụ Tài chính - Kế toán; ông Thái Văn Trạch về làm việc tại Văn phòng; tôi về làm việc tại Cục Quản trị và tiếp tục mang kinh nghiệm, nhiệt huyết của mình đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành Ngân hàng cho đến lúc nghỉ hưu theo chế độ.
Cách đây không lâu, chúng tôi - những người đã từng tham gia làm việc tại Ban Quản lý Công trình K84 mới có dịp gặp mặt. Trong bữa cơm thân mật, đầm ấm sau gần 30 năm, ông Nguyễn Nghĩa Bình rơm rớm nước mắt khi ôn lại kỷ niệm những ngày còn vất vả, khó khăn nhưng tinh thần thì hăng hái, nhiệt huyết, không quản ngày đêm, túc trực thi công, đổ bê tông, lắp đặt thiết bị cho kịp tiến độ, bị đói bụng, cả công trường làm một nồi khoai, sắn luộc mà vẫn vui…
Một anh trước đây, lúc tham gia thi công Công trình K84 còn là kỹ sư trẻ, nay đã là Giám đốc một Công ty Xây dựng Hà Nội tâm sự: “Thời gian tham gia xây dựng Công trình K84 là một áp lực lớn đối với chúng tôi, Ban Quản lý đưa ra yêu cầu thi công tất cả các hạng mục phải đảm bảo tuyệt đối chính xác, an toàn, chất lượng, đúng thiết kế, vì nếu chỉ cần lệch đi 1 cm thì việc lắp đặt các thiết bị của Nhà máy, trong đó có thiết bị in tiền sẽ không đảm bảo. Bởi lẽ để in được ra đồng tiền theo đúng thiết kế, phải cần độ chính xác tuyệt đối, không cho phép sai lệch, dù chỉ là 1 mm. Chúng tôi nhận thấy trách nhiệm vô cùng lớn, đã quyết tâm thực hiện nhiệm vụ thi công tuyệt đối đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của Ban Quản lý. Đến ngày Ngân hàng Nhà nước công bố in ra đồng tiền đầu tiên với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, chúng tôi mừng lắm và thấy vô cùng tự hào vì mình đã có đóng góp nhỏ cho sự kiện lớn lao này”. Và những kỹ sư, cán bộ này còn mong ước một ngày nào đó sẽ được vào thăm quan lại nơi mình đã từng đóng góp, tham gia xây dựng nên công trình lịch sử.
Thấm thoắt Nhà máy In tiền Quốc gia đã đi vào hoạt động được 30 năm, đóng góp rất lớn cho sự nghiệp phát triển của ngành Ngân hàng. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam, tôi có một vài lời chia sẻ, ôn lại kỷ niệm một thời đã qua: Vinh dự, tự hào cùng với đội ngũ cán bộ, kỹ sư tham gia đóng góp phần công sức nhỏ bé cho việc xây dựng nên công trình, đó là xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia, góp phần vào sự phát triển của ngành Ngân hàng. Chúc ngành Ngân hàng luôn phát triển mạnh mẽ, đóng góp nhiều thành tích lớn lao cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta.
Nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản trị, NHNN Tạp chí Ngân hàng số Chuyên đề đặc biệt 2021